728x90 AdSpace

Latest News

Saturday 11 January 2014

Bắc thang lên hỏi ông trời!


WHY?

Thỉnh thoảng cũng có người hỏi tôi rằng :" Sống để làm gì?" hoặc "hạnh phúc là gì?", "đau đớn là gì?" "làm sao để hạnh phúc?""nhân quả là gì?tại sao lại có?"..blah blah..
Ờ tất nhiên là tôi có biết cái quái gì đâu mà trả lời!
..Tuy nhiên từ hồi 13 tuổi tôi cũng đã bắt đầu tự hỏi như vậy, mọi người chắc cũng vậy..Có điều khi ta lớn lên thì ta không có nhiều thời gian cho mấy cái câu hỏi đó, dành thời gian kiếm tiền, tán gái, cua trai ko sướng hơn sao? Mà có nhất thiết phải trả lời chúng không? vì đa phần chúng ta sẽ nghĩ về nó khi về già, lúc mà chả còn thời gian để nghĩ..
Nhưng mà vẫn có những thành phần rỗi hơi như tôi, sau rất nhiều năm ngẫm nghĩ về vấn đề hại não này tôi viết cái này ra để cho các bạn cùng suy ngẫm..Ở nói vậy chứ chữ dài thì chắc cũng chả ai đọc mấy vì ngại..Trước khi vô đọc thì các bạn chú ý mấy điểm sau:

1, Tôi chả đủ trình cũng như như đủ tuổi để nghĩ ra tất cả..Hầu hết kiến thức đều từ sách báo, tôi chỉ biên tập lại và trình bày theo cách của mình..Tôi sẽ cố dùng các ví dụ "sinh động"(bựa nhưng khoa học để câu view) kết hợp với kiểu suy luận móc xích để dẫn dắt.
2, Đừng vội cho rằng đây là lý thuyết xuông, không thực tế..đơn giản nói thật cái kiến thức mà bạn có chắc éo gì là do bạn nghĩ ra, cũng đều có được do học được đọc.Các bạn xin hãy chửi tui lý thuyết xuông đừng chửi những kiến thức này...Các kiến thức đều phải trả giá bằng nhiều năm nghiên cứu thậm chí cả đời, là kết quả đúc kết của nhiều sự tranh luận..blah..blah..của các nhà khoa học, triết gia..Tôi chỉ là thằng góp nhặt về cho các bạn, xin hãy tôn trọng họ
3, Nội dung bài viết khá phức tạp và xâu chuỗi với nhau..Mặc dù tui đã cố gắng đơn giản hóa và phân ra từng mục nhưng nó vẫn rất hại não..Cái gì ko biết các bạn nên tra google vì tôi ko thể viết hết tất cả ra được, nó rất dài và loãng nội dung
4, Bài viết ko mang tính chân lý hay tuyệt đối..chỉ mang tính chất chủ quan, chỉ là 1 góc nhìn vê 1 mảng bé của cuộc sống để mọi người cùng tham khảo và suy ngẫm..tất cả mục trong bài viết này, tất cả chỉ là những mẩu nhỏ, nói đến đâu hiểu đến đó, ng đọc phải tự nghiền ngẫm và suy rộng ra..Vì các vấn đề này quá lớn so với trình độ của tác giả @@
5. Nếu để tóm tắt nội dung của toàn bài viết này thành 1 câu, thì đó sẽ là "đừng hỏi tại sao thế này? mà hãy hãy hỏi tại sao lại không thể như thế này?"
I, Làm sao để bóc mẽ 1 cô gái dễ nhất :
Tôi cam đoan là đa số người đọc cái này là đàn ông vì phụ nữ chỉ thích đọc xì-căng-đan thôi, họ không yêu thích khoa học và triết học..Vậy nên để câu view tui viết cái này cho mấy thằng đàn ông, về 1 vấn đề khá thú vị và cần thiết cho họ.
Đầu tiên các bạn phải biết rằng theo định lý bất toàn của Kurt Göđel (kể từ này về sau tôi chỉ nêu ra từ khóa viết đậm màu đỏ, còn các bạn muốn hiểu thì tự tìm goole nhé) thì đại ý dễ hiểu tương tự như các cụ thường nói "dao sắc ko gọt được chuôi" hay khoa học 1 chút là việc bạn không thể đo kích thước của 1 vật mà không thể kể đến sự sai số do chính dụng cụ đo, còn vấn đề cần nói ở đây chính là :

bạn không thể đánh giá 1 con người mà không có sự ảnh hưởng bởi chính định kiến của bạn!!

Thế nên hãy nhớ điều đó khi đánh giá bất kì 1 ai khác.
Ờ! Vậy sao nói toẹt cmn ra cho nhanh mà phải lôi toán học logic vào làm gì? chắc chắn là tra google rồi viết chắc để khoe chăng??!!Thì chẳng qua cũng chỉ muốn nói rằng tất cả mọi môn khoa học đều liên quan đến nhau, đều để giải thích thế giới..chúng ko khô khan chút nào chẳng qua là ko biết cách nhìn với chúng. Lan man rồi vào đề thôi :

Phương pháp 1 vs 2 :

Đại ý là bạn phải đẩy cuộc hẹn của bạn đối tượng thành trường hợp 3 người bao gồm bạn và 2 bạn gái trong đó 1 bạn gái là bạn đã quen trước, người bạn gái và đối tượng không được quen nhau..Lúc này bạn quan sát sự phản ứng cũng đối tượng và cố gắng đưa đẩy câu chuyện..Bằng cách này đối tượng sẽ nhanh chóng bộc lộ rất nhiều..

Liệu cách này có hiệu quả với đàn ông ko? Chắc chắn là ko! Bạn nên biết rằng đàn ông đọc tạp chí phụ nữ, nhưng đàn bà ko đọc tạp chí đàn ông mà cũng đọc tạp chí phụ nữ..Bạn có thể tìm hàng trăm đầu sách tâm lý phụ nữ nhưng tâm lý đàn ông thì hiếm lắm..Đó chính là điểm cần lợi dụng, phụ nữ khi được đặt trong mối quan hệ 3 người trên, lập tức hành động theo bản năng đã có trước(tại sao lại có bản năng này sau này sẽ giải thích)..Cô gái nhanh chóng tập trung vào cô bạn gái mà sẽ dễ dàng bỏ qua bạn, vì vậy mọi sự đề phòng bạn sẽ yếu đi rất nhiều..Bạn chỉ cần đưa đẩy câu chuyện và quan sát phản ứng..Sau buổi hẹn hãy hỏi cảm giác của cô bạn của bạn về đối tượng..Phụ nữ đánh giá đàn ông rất kém nhưng đánh giá phụ nữ hiếm khi sai.

Vậy nếu dùng phương pháp này với đàn ông thì sao? Đó sẽ là thảm họa!!..Trước hết phải nói rằng khi 1 người đàn ông dẫn theo 1 cô gái thì càng chứng minh được sự hấp dẫn của anh ta nhưng 1 cô gái khi dẫn theo 1 thằng đàn ông thì điều đó có nghĩa là hoa có chủ..Ngoài ra đàn ông khi gặp 1 người đàn ông khác thì lại càng đề phòng và khó bộc lộ bản chất hơm..Sau hàng triệu năm tiến hóa, đàn ông để tránh xung đột đổ máu đều hình thành luật bất thành văn :"đánh đồn có địch là loại khốn nạn"..

Phương pháp này không phải lúc nào cũng đúng nhưng khá hữu dụng với những người chưa biết..Có điều bản chất vẫn nằm ở khả năng, vì quan trọng là ứng thuật chứ ko phải chiến thuật.

Ngoài ra để giữ đc người phụ nữ luôn yêu mình thì hãy ôm cô ta nhiều hơn vì khi được ôm não của phụ nữ sẽ hình thành nhiều liên kết thần kinh có tác dụng khiến họ "trung thành" hơn với chúng ta(>80% phụ nữ thích ôm từ phía sau)..Bạn lên học khiêu vũ thì dễ dụ con gái lên giường hơn vì khiêu vũ là 1 cách biểu hiện ham muốn tình dục của phụ nữ..Đối với phụ nữ ko cần phải logic, giải thích, hay thành thật làm gì; chỉ cần lừa cho họ tin rằng chúng ta điên lên vì họ là khiến cho bộ não họ tiết ra hormone là đủ..Nhiệm vụ còn lại của đống hormone là khiến cho họ yêu ta mãnh liệt hơn.
II, Đôi mắt
Chắc ai cũng đã từng biết tác phẩm "đôi mắt" của Nam Cao, đúng là với đôi mắt khác nhau mọi chuyện sẽ khác nhau..Thí dụ nhiều người đọc đoạn hướng dẫn bóc mẽ trên thì cảm thấy nó khá nhàm và vô vị, nhưng dưới 1 góc nhìn khác nó là 1 biến tướng của phương pháp rất hay trong ứng xử XH đó là " đẩy sự tập trung vào mình ra ngoài và hướng vào người khác"..
Tôi khoái các ví dụ đặc trưng và đầy gai góc, hãy bắt đầu với 1 ví dụ dạng đó. So sánh giữa việc 1 người phụ hồ quan hệ với cave và 1 đại gia cặp với 1 chân dài! Về mặt "khoái" học mà nói thì người phụ hồ sẽ đạt nhiều khoái cảm hơn đại gia, ko chỉ bởi vì cave thì kĩ năng hơn chân dài, mà còn xét nhiều yếu tố khác như việc phụ hồ sẽ ít quan hệ hơn nên khiến cho anh ta ít bị tổn thương về mặt dopamine và "quá trình nghiện"(sẽ được trình bày ở phần dưới)..Về mặt XH rõ ràng là đại gia có thể vênh mặt trên báo và trở thành công cụ kiếm tiền của truyền thông, còn anh phụ hồ lại bị XH phê phán..Về mặt kinh tế thì rõ ràng anh phụ hồ tốn ít tiền và nhận được nhiều hơn đại gia.Về mặt tâm lý học thì 2 hành vi đó chả khác gì nhau cả..
Thử xem xét 1 ví dụ khác thú vị về 2 góc nhìn nhé..Khi một người phụ nữ ngoại tình, đa số những người phụ nữ ngoài cuộc đều đánh giá 1 cách khắt khe hơn đàn ông rất nhiều cho dù họ đều là phụ nữ...XH học chỉ ra, không phải ngẫu nhiên mà phụ nữ dễ dãi thường bị gọi là ‘rẻ tiền’.nỗ lực làm xấu hổ những phụ nữ ‘dễ dãi’ tình dục sẽ chủ yếu đến từ những phụ nữ khác, không phải đàn ông, vì phụ nữ dễ dãi cho phép đàn ông dễ dàng tiếp cận "nguồn lực sex" và do đó hạ giá trị thị trường của "nó"..Vậy tại sao phụ nữ trong cuộc vẫn rất điên cuồng đâm đầu vào ngoại tình? Tâm lý học cho biết "Phụ nữ nhìn thấy đàn ông, bị đốt cháy bởi sự thèm muốn không kiểm soát được đối với họ, làm họ sung sướng. Đàn ông muốn kích thích phụ nữ. Phụ nữ muốn đàn ông kích thích họ"..tóm lại 1 khi người đàn ông sẵn sàng vứt bỏ luân thường đạo lý vì phụ nữ thì điều đó sẽ khiến phụ nữ cảm thấy hạnh phúc, họ muốn thấy đàn ông điên nên vì mình và điều đó kích thích họ làm họ cảm thấy đang được yêu..(lợi dụng điều này nhé các bạn trai, bạn ko dắt mũi bạn gái của mình thì đứa khác cũng dắt thôi )
Thêm 1 ví dụ nữa..Xem xét sự khác nhau giữa 2 người con trai, 1 người thì chơi trò chơi cảm giác mạnh, 1 người thì vuốt ve thú cưng..Nhìn vào ta sẽ thấy sự trái ngược, nhưng chớ có bị đánh lừa...Cả 2 hành động mạo hiểm và vuốt ve thú cưng đều dẫn đến não gia tăng 1 hợp chất khiến cho con người hưng phấn..Và cả 2 hành động này thực chất chỉ là tìm sự "hưng phấn " đó...Ơ hay thật kì lạ 1 hành động đầy nam tính hóa ra cũng chả khác gì 1 hành động đầy nữ tính..
Qua các ví dụ trên tôi muốn người chuẩn bị 1 góc nhìn thực sự mới, đừng để bị che mắt..Với cái nhìn này ta sẽ thấy thế giới rất đơn giản..Nó phức tạp chẳng qua là thể hiện dưới nhiều góc độ mà thôi
Đôi khi trao đổi với 1 số người về vấn đề nhạy cảm và các vấn đề đặt ra nghi vấn về cái gọi là "đạo đức" về sự "tốt đẹp" hay về bản chất thực sự của con người...rất nhiều người nhìn tôi với ánh mắt khác..Đúng! Thực sự kiến thức của tôi quá ít ỏi nhưng người ta nói "nói phải củ cải cũng phải nghe"..Liệu có như vậy ko?
Câu trả lời rất tiếc là KHÔNG! Thật là vô lý đúng ko? Con người là loại động vật biết suy nghĩ cơ mà?
Điều này đã được 1 người tìm ra từ rất lâu
III, Sự im lặng của Đức Phật:
Câu chuyện về sự im lặng của đức Phật nó rất dài và khá phức tạp về vấn đề siêu hình..Giờ tui chỉ lấy 1 ý nhỏ trong đó mà tôi không hài lòng..Đức Phật cho rằng đối với người chưa có đủ căn duyên thì khó có thể giải thích cho họ được, càng giải thíc họ càng ngộ nhận và sai lầm vì vậy tốt nhất là im lặng, khi căn duyên đủ sẽ tự ngộ ra..
Vấn đề ở đây là thế nào thì mới gọi là căn duyên đủ? tại sao? chẳng lẽ ko thể giải thích được sao?con người sẽ suy nghĩ mà? Tôi ko tin đức Phật ở điểm này và đã quyết tâm thử nghiệm..
Theo tháp nhu cầu mà ta sẽ nói ở phần sau thì rõ ràng ko thể nói về triết học với 1 kẻ đang chết đói bởi "phú quý mới sinh lễ nghĩa" được, hay chính xác là cần nói những điều mà người ta cần cho họ.
Tôi chọn phụ nữ vì phụ nữ được sinh ra đã là phụ nữ, ko cần phải đấu tranh để chứng tỏ bản thân, XH cũng không bắt phụ nữ phải suy nghĩ nhiều về triết học và XH học..Chọn các vấn đề giải thích là các vấn đề  liên quan tới họ nhưng gây phản cảm với như :"tại sao lại chuyển từ hôn nhân đa thê sang 1 vợ 1 chồng, và 1 vợ 1 chồng là có lợi cho đàn ông?", "tại sao là phải nhồi nhét TY mới là điều tốt đẹp?"..
Các bạn biết không tôi là thằng ngu vì đã ko tin vào Đức Phật..Tôi đã cố hết khả năng nhồi nhét, nhưng tất cả đều vô nghĩa, gần như không thể làm phụ nữ hiểu và chấp nhận 2 vấn đề trên, thậm chí họ còn không quan tâm..Mặc dù kiến thức đó rất có ích cho phụ nữ.
Tại sao lại như vậy?Đức Phật đã nhìn thấy điều gì mà tôi không nhận ra? Tôi đã tự đặt câu hỏi rất nhiều về con người?Hóa ra căn nguyên lại bắt đầu từ chính quan điểm căn bản của Phật giáo đó là "Vô Ngã"..Các bạn cứ bình tĩnh, điều này sẽ có hẳn 1 mục riêng trong bài viết
IV, Nhu cầu của con người!
Tất cả mọi hoạt động của chúng ta đều bắt đầu từ nhu cầu..Vậy nhu cầu là cái quái gì?Nó có ăn được ko? Có mùi không? Trông thế nào? Tự nhiên cho ta có nhu cầu để làm gì?
Thực ra hầu hết chúng ta đều ko biết mình thực sự muốn gì! Chúng ta chỉ là phản xạ như 1 cái bóng của XH mà thôi! 
Ko tin ư? Hãy thử nghĩ xem tại sao đa số con người sống trong giàu có và có địa vị lại thường xuyên cảm thấy chán nản, bất an và không hài lòng, thậm chí còn luôn tự huyễn rằng mình hạnh phúc mình đầy đủ?Chúng ta nhìn vào những người giàu có, địa vị và nghĩ rằng bọn họ hạnh phúc biết bao nhưng trong một nghiên cứu gần đây, tiến hành trên 1000 đối tượng là thiếu niên cũng đã cho thấy: Những thiếu niên thuộc các tầng lớp xã hội thấp kể về hạnh phúc nhiều nhất, còn những trẻ thuộc các gia đình có địa vị cao trong xã hội kể về hạnh Phúc ít nhất. ông cũng trích dẫn một nghiên cứu của David Myers (Gs.Ts. Tâm lý học tại Đại học Hy Vọng) và Edward Diener (Gs.Ts. Tâm lý học tại Đại học Tổng hợp lllinois: Urbana - Champaign), trong đó vạch rõ: Trong khi thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ tăng hơn gấp hai lần (tính từ giữa năm 1960 đến năm 1990) thì tỷ lệ những người cho rằng mình hạnh phúc lại sụt đi một cách đáng kể. Mặc dù nghiên cứu cho thấy không có một mối quan hệ rõ ràng giữa sự giàu sang vật chất và sự hạnh phúc, song theo nhiều người, nhiều tiền vẫn ngang bằng với nhiều hạnh phúc
Nếu như 1 đứa trẻ sinh ra sống trong sự nhồi sọ TY là số 1, TY làm ta hạnh phúc kể cả khi nó gây ra đau đớn.. tình dục là phải đi kèm TY..blah..blah..đảm bảo khi đứa trẻ đó thất tình nó sẽ dễ dàng tự sát!!! Mặc dù trong các thời kì Hy Lạp, Ai Cập,..v..v...TY chả là cái mẹ gì cả, người ta quần hôn, tình dục bầy đàn ngày trên phố, loạn luân đủ kiểu!!....Câu hỏi đặt ra là nhu cầu về TY độc tôn liệu có phải là 1 nhu cầu ảo của XH thời nay nhồi nhét, đặt ra cho chúng ta nhằm mục đích nào đó ? Và thậm chí nhu cầu đó mạnh đến nỗi khiến ta từ bỏ cả nhu cầu căn bản nhất, đó là tồn tại?Vì sao? Tại sao lại phải cứ làm theo nhu cầu mới chịu được?tại vì sao đau khổ chỉ vì nhu cầu ko đc đáp ứng dù thiếu nó vẫn sống tốt?
Trở lại với câu chuyện ngoại tình ở bên trên nhưng lần này là đàn ông...Một trong những lý do mà mọi người thường không biết và bỏ qua, đó là nhu cầu thể hiện sự "nam tính" của người chồng..Khi người chồng lăn lộn ở ngoài kiếm tiền về cho gia đình, nhưng khi đem tiền về thì người vợ lại coi đó là điều hiển nhiên, tất lẽ dĩ ngẫu..trong khi con bồ thì luôn tỏ ra sung sướng và hạnh phúc..chính điều đó khiến người đàn ông khi ở bên cạnh bồ cảm thấy mình trở lên "có ích", "nam tính" hơn..điều này cũng chứng tỏ rõ nhu cầu "Đàn ông muốn kích thích phụ nữ" đã được nói ở trên..Như vậy có thể thấy chúng ta hoàn toàn hầu như ko biết rõ được nhu cầu thực sự của mình, do đó dẫn đến nhiều lúc cảm thấy sự hoang phí cuộc sống cho những thứ ko cần thiết và ngộ nhận gây ra nhiều điều đáng tiếc.

Vào năm 1954,tháp nhu cầu Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau..Trong bài viết 100%Love trong blog này cũng đã đề cập đến tháp nhu cầu này..Tui đã dùng nó để trả lời cho vấn đề "tiền" và "tình" cái nào quan trọng hơn..Thực ra "tiền" là công cụ để thực hiện nhu cầu và "tình" là biểu hiện của nhu cầu...vậy nên tước hết phải đủ tiền nuôi sống bản thân và ng iu rồi mới đến tháp cao hơn là nhu cầu tâm lý bao gồm tình yêu trong đó..rồi đến lúc nào đó người ta cần đến tầng cao hơn là "địa vị" là sự "oánh giá" của XH vào mình..Do đó mặc dù yêu và vẫn đủ tiền để duy trì nó nhưng người ta vẫn đá bạn vì dẫn bạn đi cảm thấy ngại với bạn bè, gia đình,...lối sống của bạn ko phù hợp..hay nói cách khác là bạn bị đá vì ko xứng!..
Mọi chuyện rất đơn giản với nhu cầu tầng dưới của tháp, những nhu cầu cần để tồn tại..Càng lên trên cao thì càng phức tạp hơn, các nhu cầu chồng chéo nhau và khó phân định hơn, thập chí xảy ra đồng thời..Chúng rất mơ hồ, nó giống như nói "dũng khí chỉ có sau khi làm việc sợ hãi chứ ko phải cần có dũng khí để làm việc đó".Gần như chúng ta buộc phải làm rồi mới biết thực sự đó có phải là nhu cầu cần thiết ko?
Khi mà nhu cầu tầng dưới đã đầy nếu ko tiếp tục nâng thêm 1 tầng nữa chúng ta sẽ giống như 1 cốc nước đầy, đổ mãi cũng vô tác dụng..Đó là cảm giác chán chường, luôn cố chạy theo để tìm niềm vui mới, nhưng rồi lại nhanh chóng thất vọng,."nước đổ vào bao nhiêu cũng vẫn vậy"..Đáng tiếc nhiều ng lại ko áp dụng tháp nhu cầu vào cuộc sống, chẳng hạn như việc giáo dục trẻ con, việc giữ chồng, thu phục cấp dưới..blah..blah..
Giả dụ bây giờ nếu được hỏi bạn có thíc "bình an" ko?Tất nhiên ai cũng nói có?!!Thế tại sao lều báo vẫn cứ phải viết tin giật gân để câu view???Tại sao ai cũng thíc an bình mà vẫn bị thu hút bởi những thứ như vậy, để thoát khỏi sự nhàm chán??!Hãy nhìn những đứa trẻ hiện nay và thậm chí là chính chúng ta!Tại sao chúng ta lại nghiện FB,nhắn tin, Twitter và Google?!Thủ phạm là dopamine - Dopamine "được khám phá" vào năm 1958 bởi Arvid Carlsson và Nils-Ake Hillarp ở Viện Tim mạch Quốc gia của Thụy Điển. Dopamine được tạo ra trong các phần khác nhau của não bộ và rất quan trọng trong tất cả các loại chức năng não, bao gồm suy nghĩ, chuyển động, ngủ, tâm trạng, sự chú ý, động cơ, tìm kiếm và phần thưởng.Sự cân bằng dopamine là quan trọng. Ví dụ, mức dopamine cao gắn liền với những xung lực cưỡng bức, lo lắng, hành vi mạo hiểm...trong khi mức dopamine thấp gắn liền với sự lo lắng xã hội, trầm cảm không có khả năng cảm nhận niềm vui và thiếu tham vọng. Mỗi khi thỏa mãn, não chúng ta tiết ra Dopamine. Càng có nhiều kích thích cực độ, dopamine càng dâng lên nhiều hơn trong hệ thống phần thưởng của chúng ta. Và nó càng giảm xuống thấp hơn sau đó (hoặc chúng ta càng ít nhạy cảm hơn trước nó) Sau những cuộc vui càng kích thích, càng hưng phấn thì chúng ta lại càng mỏi mệt, trống rỗng và trầm cảm..Chính vì vậy "Khi chúng ta mất cân bằng, chúng ta là những người tiêu thụ tham lam, nhưng là những người ít thỏa mãn."..Hãy hỏi những người giàu những người có khả năng thỏa mãn nhu cầu dễ dàng nhưng lại ít thỏa mãn và nhanh chán chường.
Phật giáo cho rằng tầm hồn càng mải miết theo đuổi dục vọng càng mỏi mệt, chỉ có niềm vui tĩnh lặng mời là vĩnh cửu..Đó chính là trạng thái cân bằng dopamine., trạng thái không hưng phấn và cũng ko trầm cảm..Thỉnh thoảng tôi cũng đạt được trạng thái này, nó rất tuyệt và sẽ nói thêm về nó ở phần sau của bài viết.
Đa số các nhu cầu của chúng ta đều biểu hiện dưới nhiều thức khác nhau..Như ví dụ ở trên : 1 người ưa cảm giác mạnh và 1 người vuốt ve thú cưng thì đều hưng phấn vì cùng 1 hợp chất tiết ra trong não..Lấy 1 ví dụ phức tạp hơn 1 chút, trong thời kì đồ đá bạn có nhiều hòn sỏi tức là giàu có, còn trong thời kì hiện đại đó là tiền bạc..Đá và tiền là 2 thứ khác nhau nhưng đều dùng để biểu hiện 1 "nhu cầu" của con người, nhu cầu mà nó khiến chúng ta luôn nói rằng "tiền là tiên là phật!"..Nhưng buồn thay tiền ko mang lại hạnh phúc như ta tưởng mà chính xác hơn là: " Có 1 mối tương quan giữa số tiền con người kiếm được và mức độ hạnh phúc của họ. Nhưng, điều có vẻ như giải thích về sự thỏa mãn với cuộc sống của con người không phải là số tiền mà họ kiếm được, mà là thu nhập của họ so với thu nhập của nhóm bạn của họ."..Như tui cũng vậy, dù giờ kiếm đc nhiều tiền hơn thời sinh viên nhưng vẫn buồn, vì kiếm ít so với bạn bè cùng lứa.Ở đây ta lại đặt ra 1 câu hỏi: vậy hóa ra tất cả mọi hành động mục đích là để não tiết ra 1 số chất hay sao? Thế nếu như ta đạt được hạnh phúc chỉ bằng cách tiêm hóa chất vào đầu là được? giống như trong phim matrix..Đúng là như vậy nhưng chúng ta quên mất 1 điều, chúng là những chất gây nghiện, những con nghiện sẽ liên tục phải "tăng liều" thì mới có cảm giác "hưng phấn" được..Hãy xem xét :

"1 trong những lý thuyết quan trọng nhất về nghiện, được gọi là lý thuyết quá trình đối lập (oponent process theory) của Richard L.Solomon và John D.Corbit (những năm 1970). Lý thuyết của họ bắt đầu với khuynh hướng tự nhiên của cơ thể là duy trì 1 trạng thái cân bằng ổn định, được gọi là nội cân bằng (homeostasis). Để duy trì trạng thái này, cơ thể phải có những quá trình để phục hồi nội cân bằng bất cứ khi nào nó bị làm xáo trộn..
Ví dụ, những người nhảy dù và leo núi. Nỗi sợ bị ngã vốn là bản chất của con người, và hầu hết mọi người đều phản ứng lại với nỗi hoảng sợ. Do đó, giai đoạn A là sự cực kỳ khó chịu: hoảng sợ. Nhưng tất nhiên cơ thể sẽ không duy trì 1 trạng thái hoảng sợ mãi mãi. Để phục hồi nội cân bằng, cơ thể có 1 số quá trình để làm bản thân thấy tốt hơn, ví dụ như phóng thích 1 số hóa chất sẽ làm dịu nỗi sợ và bù đắp bằng sự vui thích. Chắc chắn là con người sẽ thấy nỗi sợ bị ngã ngay lập tức bị thay thế bằng sự thư giãn và khoan khoái. Bề ngoài, nó dường như là ngu ngốc khi tìm kiếm niềm vui bằng cách nhảy dù, vì đó có vẻ là 1 cách chắc chắn để tạo ra những cảm xúc tồi tệ; nhưng cảm xúc thoải mái mãnh liệt theo sau đó có thể là đáng khao khát.
1 điểm rất quan trọng của lý thuyết quá trình đối lập là quá trình phục hồi có xu hướng trở nên mạnh mẽ hơn theo thời gian.Lần nhảy dù đầu tiên có thể rất đáng sợ đến nỗi sự thỏa mãn sau đó dường như không đáng. Tuy nhiên, sau hàng tá trải nghiệm như vậy, nỗi sợ biến mất và sự thỏa mãn càng mạnh mẽ hơn. Và anh ta sẽ tiếp tục tăng cường độ cao và sự nguy hiểm nhằm đạt được khoái cảm tốt hơn..Đó chính là nghiện"
Chúng ta lại đặt ra câu hỏi vì sao tự nhiên lại thiết kế bộ não con người với những hợp chất gây nghiện như vậy? Cứ bình tĩnh bạn mới đọc 1/10 bài viết, câu trả lời sẽ có sau khi đọc xong hết bài viết này..
Chúng ta ít thấy truyền thông và giáo dục đề cập đến các vấn đề "cân bằng Dopamine" và "nghiện ngập" ở trên.?Tại sao vậy?.Đơn giản "Có quá nhiều tổ chức được hưởng lợi từ chỗ làm cho chúng ta tin rằng, nếu chúng ta có một chiếc đồng hồ "xịn" hay nếu chúng ta được hưởng một nền giáo dục "xịn" là hoàn toàn chứng tỏ những cơ hội sống hạnh phúc của chúng ta". Ngoài ra nếu như con người ko nghiện cái này thì cũng sẽ nghiện cái khác mà thôi, thật đau đớn là khi xem xét toàn bộ lịch sử của XH loài người thì về bản chất tâm lý ko có gì thay đổi đáng kể, sự thay đổi chỉ là phương thức và cách thức thực hiện các nhu cầu.
Ở 1 khía cạnh khác :Theo tâm lý học thì bản chất con người là đa bạn tình, nhưng rõ ràng trong XH này thì điều đó là sai trái..Vậy chúng ta bắt đầu đặt ra câu hỏi : "phải chăng những đạo đức, luật pháp đang đè nén nhu cầu của con người? Liệu làm mọi thứ để đạt được nhu cầu như sống,sung sướng, giàu có là sai trái?!"..Rõ ràng về bản chất, tội phạm cũng chỉ là những người thỏa mãn nhu cầu, cái sai của họ là làm tổn hại đến lợi ích của người khác. Thậm chí ngay cả khi ko tổn hại đến những người khác nhưng vẫn bị cấm đoán trong XH bằng hệ tư tưởng "đạo đức" và "luân thường"..(Ở đây do hạn chế bài viết nên sẽ không đề cập đến những nhu cầu kì lạ hay tăm tối của con người.)

Vậy "đạo đức", "luân thường" là cái gì? tại sao hạn chế nhu cầu của con người? và tại sao nhu cầu của con người lại cần phải hạn chế? Trong khi chúng ta làm tất cả để thỏa mãn nhu cầu? Liệu có chắc XH loài người được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của con người? Theo tháp nhu cầu nhu cầu, tháp thấp nhất là nhu cầu cần để tồn tại nhưng đôi khi tầng cao hơn của nhu cầu là nhu cầu về "tinh thần", "lý tưởng"..lại có sức mạnh ghê gớm!Chúng có thể khiến ta từ bỏ tầng thấp nhất là nhu cầu tồn tại?. Con người có thể tự sát vì mất mát "tinh thần"? hi sinh vì "lý tưởng"? Phải chăng còn điều gì đó ẩn dấu sau đó?!
Đồng ý là chúng ta hoạt động để thỏa mãn nhu cầu..Nhưng nhu cầu chưa chắc là của chúng ta! Nó có thể thay đổi, bị sai khiến, được tạo ra..để dắt mũi chúng ta!!Chúng ta bắt đầu tự hỏi rốt cuộc con người sống vì nhu cầu nhưng nhu cầu lại là công cụ của XH, của tự nhiên. Vậy XH, tự nhiên cho con người nhu cầu để làm gì?khiến con người luôn thèm khát, tham lam, nghiện ngập để làm gì? điều này sẽ được giải thíc rõ hơn trong phần sau..
V, Tại sao tán gái lại cần hài hước? Hài hước là gì?
Nãy giờ đã khá nặng đầu, giờ hãy thư giãn 1 lúc với 1 vấn đề thú vị..Đó là Hài hước..
Chúng ta ai cũng biết hài hước thì tốt cho giao tiếp, cái này mọi người đều biết vì sao, ko phải nói nhiều Nhưng tại sao hài hước lại cực kì quan trọng trong tán gái?! Ừ! Đúng vậy, bất kì thằng con trai nào cũng tỏ ra hài hước trong công cuộc cưa cẩm, họ thi nhau trêu chọc hoặc kể chuyện cười, thậm chí là những truyện cũ rích để rồi bọn con gái cười cho lấy lệ?!
Các bạn biết không? Mục đích của lũ con trai quanh đi quẩn lại cũng chỉ là đưa gái lên giường...Đọc đến đoạn này các bạn trai vỗ đùi cái đét vì trúng phóc, nhưng mặt ngoài vẫn tỏ ra "nhăn mặt"; còn lũ con gái (đa phần teen hoặc chưa trải đời) hét lên :" Ko phải! Là vì tình yêu cao đẹp!"..Thôi đi các mẹ!Mà thui, tui tốt nhất là nên học cách "im lặng" vì tui đã từng cố giải thích mà cũng chả khai hóa được họ..Trong khi chờ căn duyên tụi gái đó đủ để "giác ngộ" ra thì ta tiếp tục câu chuyện..Người ta có câu :" tiếng cười đưa con gái lên giường" ..À! Ra thế! Nên các boy thi nhau diễn hề để làm các nàng vui, là để làm các nàng lên giường!Vì sao lại thế nhỉ?
Có gì đâu, cơ chế của não bộ phụ nữ là khi cười sẽ tiết ra nhiều Oxytocin (lên google tìm đọc xem cái hormone đó bá cmn đạo như thế nào nhé)..Loại chất này chả khác éo nào chất kích dục kiêm thuốc lú+thuốc kích thích hưng phấn, khiến con mồi ngoan ngoãn nạp mạng trong khi đó vẫn quay sang chửi những người như tui là "éo biết gì, éo hiểu gì về TY, là TY phải cảm xúc phải thế này thế nọ..
Tất nhiên tán gái ko phải chỉ cần mỗi hài hước, mà hài hước là yếu tố quan trọng..Ngoài lý do ở trên thì hài hước khiến cho người phụ nữ cảm thấy thằng đàn ông này nó ít vũ phu, nó thông minh...blah...blah..Khoan! Tại sao hài hước lại có nghĩa là người thông minh? hài hước là khiến chúng ta cười, vậy tại sao chúng ta lại cười?
Nói về tiếng cười thì nó có rất nhiều loại tiếng cười..Do kiến thức hạn chế ta chỉ xét đến 1 loại tiếng cười..Đó là khi chúng ta xem 1 câu chuyện cười,  xem hài, tán gẫu chúng ta cười..Hài kịch chính là sự phơi bày và phóng đại những vô lý của cuộc sống, làm giảm stress, xoa dịu những căng thẳng xã hội..Hãy để ý 1 diễn viên hài sẽ làm gì để gây cười? Anh ta ăn mặc khác thường, hành động khác thường, suy nghĩ khác thường...blah..blah..Nhưng khi những thứ này diễn ra liên tục ta sẽ cảm thấy nhàm chán thậm chí lố bịch..
Có thể kết luận bí ẩn của sự hài hước đó chính là sự "khác thường" so với lối suy nghĩ bình thường của con người..
Vậy làm thế nào để trở thành người hài hước?
Bất cứ chàng trai nào cũng muốn trở hài hước trong các cuộc chuyện trò với gái..Và như trên đã nói nếu bạn tạo ra 1 sự "bất thường" khác với lối suy nghĩ bình thường bạn sẽ làm cho gái cười(không nhất thiết là phải cười to >"<)..Vấn đề ở chỗ nếu sự "khác thường" ko liên quan gì đến câu chuyện nó sẽ trở lên lố bịch và vô duyên..Nói đến đây có lẽ sẽ hơi mơ hồ..Xem xét ví dụ đơn giản sau:

Gái nhắn tin cho trai:
- Ở ngoài đó thế nào? Anh
- Uhm! Chỗ anh đang mưa to lắm.
- Hi. Chỗ em nắng ấm nè
- Hix..Vậy em gửi giùm anh ít nắng ấm qua tin nhắn nha..Ở đây lạnh quá.

Câu in nghiêng chính là 1 câu hài hước..Bởi vì nó "khác thường", ko ai có thể gửi tin nhắn mang theo nắng được cả...Nhưng bạn phải nhớ rằng tuy "khác thường" nhưng lại rất hợp lý, và phù hợp hoàn cảnh. Cùng nhắn tin nên câu nói đùa phải liên quan đến việc nhắn tin, ngoài ra còn ngụ ý cô gái là nắng ấm..1 kẻ cố hài hước sẽ kể câu 1 câu chuyện cười qua tin nhắn mặc dù cũng là "khác thường" đó nhưng nó sẽ là lố bịch chứ ko phải hài hước..Đơn giản nó chả liên quan và cũng chả phù hợp gi cả..Thử thêm 1 ví dụ khác :

Gái và trai cùng đi trong buổi tối qua 1 khu khá vắng vẻ:
- Ở đây ghê quá ông nhỉ?
- Uh! Bà có sợ gặp cướp hay không?
- Không! Tui sợ ông hơn!

Câu in nghiêng chính là sự hài hước của cô gái..Nó "khác thường" nhưng khác với ví dụ trên nó là sự "khác thường" trong lối suy nghĩ..Rõ ràng chàng trai ngụ ý muốn nói cô gái không phải lo cướp vì đã có trai ở đây bảo vệ. Nhưng gái cao tay hơn, đoán trước lối suy nghĩ của trai và nói ngụ ý rằng trai mới là kẻ dễ giở trò đồi bại nhất, qua đó nâng cao sự quyến rũ của gái
Bật mí là 2 ví dụ trên đều là câu chuyện có thật của tui  ^^..Như vậy qua 2 ví dụ các bạn có thể thấy những người hài hước thường là những người sáng tạo, nhiều liên tưởng, và thông minh..nếu không họ ko thể làm chủ câu chuyện và nghĩ ra những sự "khác thường" thú vị như vậy..Và tất nhiên cô gái thíc chàng trai hài hước, tức là thíc 1 người thông minh, và giàu sáng tạo..Tuy nhiên khi hài hước nhớ tránh đem sự "khác thường" của người khác làm trò cười, và tranh biến mình thành thằng ngu để làm trò cười.

Buồn 1 nỗi những người hài hước, thông minh và dí dỏm lại chính là những kẻ nói dối giỏi nhất..Vậy lừa dối, phản bội là cái quái gì? Mời các bạn tiếp tục

VI, LỪA DỐI VÀ PHẢN BỘI, ĐÚNG VÀ SAI, ĐẠO ĐỨC?!!

Chúng ta luôn kì thị lừa dối, phản bội..Nhưng buồn thay :
"Lừa dối và phản bội chỉ tồn tại ở những động vật bậc cao"
"Con người luôn thắng máy móc bởi vì chúng ta biết ăn gian"
Ai cũng biết rằng lừa dối và phản bội là con đường ngắn nhất để đạt được mục đích mà không phải trả giá nhiều..Và trong lịch sử hay cuộc sống nói chung không phải lúc nào lừa dối và phản bội cũng là điều sai trái..Nó chỉ sai trái khi mà chúng làm tổn hại đến lợi ích của chính những người phán xét chúng..Shakespeare từng viết :"Nothing either good or bad, but thinking makes it so". 
Vấn đề ở chỗ sự lừa dối đa số là làm tổn hại đến những người khác gây ra bất công và làm tổn hại đến XH..vì vậy XH luôn đề cao sự trung thực và phỉ báng hay trừng phạt kẻ lừa dối..Từ bé ai cũng muốn làm nhân vật vật thiện và chống lại các ác, nhưng vì sao cái ác vẫn luôn tồn tại? Nếu như sự thật là làm kẻ ác không sung sướng bằng làm người tốt, vậy thì chả ai làm kẻ ác cả..Và nếu như làm người tốt là đau khổ? vậy tại sao vẫn luôn có những người tốt..Mà thế giới thì vẫn luôn có kẻ ác và thiện => kẻ ác hay người tốt ko có cái nào nổi tội hơn cả...
"Trong kinh tế, quan điểm nổi bật về lừa dối đến từ nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel, Gary Becker (đại học Chicago) cho rằng con người phạm tội dựa trên sự phân tích lý trí trong mỗi tình huống. 1 ngày nọ, Becker đi họp trễ, và nhờ sự khan hiếm chỗ đỗ xe hợp pháp, Becker đã quyết định đỗ xe sai luật và bị 1 vé phạt. Becker nghĩ rằng trong tình huống này, quyết định của ông hoàn toàn là vấn đề cân nhắc giữa phí tổn có thể - bị phát hiện, bị phạt - với lợi ích nhận được khi đi họp đúng giờ. Ông cũng nhận thấy khi cân nhắc lợi ích và phí tổn, sẽ không có chỗ để xem xét đến đúng hoặc sai; nó đơn giản là sự so sánh giữa những hậu quả tích cực và tiêu cực có thể.
Theo mô hình này, tất cả chúng ta đều suy nghĩ và hành động khá giống Becker. Cho dù chúng ta đi cướp ngân hàng hoặc viết sách, đều là những sự tính toán lý trí giữa lợi ích và phí tổn. Điểm mấu chốt của lý thuyết của Becker là những quyết định về sự trung thực, giống như hầu hết những quyết định khác, dựa trên phân tích lợi, hại."
Trong ví dụ đỗ xe trên ta chợt nhận ra 1 điều, đó là nếu như ko có luật về đỗ xe hợp pháp thì Becker liệu có sự hưởng lợi từ việc đỗ xe bất hợp pháp?Rõ ràng ko? Nghịch lý xảy ra :" Lừa dối và phản bội chỉ xuất hiện khi tồn tại sự trung thực"WTF ? Cái đó là tất lẽ dĩ ngẫu mà, nếu như trong 1 thế giới đầy sự phản bội thì việc phản bội hoàn toản là vô nghĩa và không tồn tại!!??Đúng nhưng chưa đủ..Hãy xem xét :
Khi 1 thế giới tràn ngập sự lừa dối và phản bội thì lập tức những nhóm người trung thực và tốt tính lại nhận được rất nhiều lợi ích hơn những kẻ kia..Ví dụ đơn giản là 1 nhóm người biết lo lợi ích chung có những thỏa thuận về trung thực và đạo đức sẽ tạo được cộng đồng lớn mạnh và ít kẻ thù trong khi những kẻ lừa dối thì phải luôn đề phòng tất cả những kẻ lừa dối khác ..Vì vậy nhóm người này nhanh chóng lớn mạnh, và con người "gia nhập" sự trung thực và tốt đẹp....Nhưng đến khi sự trung thực và tốt đẹp tràn ngập thế giới thì điều ngược lại lại xảy ra..Lúc này những kẻ lừa dối lại trở thành những người hưởng lợi bằng cách ko tuân theo luật chơi của những kẻ trung thực..Và con người nhanh chóng lại chạy theo sự lừa dối...Cứ như vậy sự lừa dối sinh ra trung thực và trung thực lại sản sinh lừa dối, quá trình tuần hoàn diễn ra liên tục..Và dù lừa dối hay trung thực thì tất cả đều vì lợi ích của chính bản thân mình mà thôi.Một ngày nào đó bạn thức dậy mà thấy xung quanh toàn những kẻ xảo trá thì bạn biết rằng đó cũng chỉ là 1 giai đoạn trong cả 1 chu kì, và bạn cũng hiểu rằng cách tốt nhất để con người trung thực đó là khi và chỉ khi lừa dối ko đem lại lợi ích gì cho họ. Nhưng cần phải hiểu là lợi ích ở đây ko chỉ gói gọn trong lợi ích kinh tế mà còn lợi ích tinh thần và nó gắn chặt với tháp nhu cầu như đã nói ở trên.
Vậy tại sao những người thông minh lại là những người hay lừa dối nhất? "hành vi của con người bị thúc đẩy bởi 2 động cơ đối lập nhau. 1 mặt, chúng ta muốn xem bản thân mình là người trung thực, đáng tôn trọng (động cơ cái tôi). Mặt khác, chúng ta muốn có được lợi lạc từ việc lừa dối và kiếm được càng nhiều tiền càng tốt (động cơ tài chính). Rõ ràng là 2 động cơ đó xung đột với nhau. Làm thế nào chúng ta vừa có được lợi ích từ lừa dối, vừa xem bản thân mình là người tốt? Nhờ tính linh hoạt nhận thức, con người chúng ta vừa có thể thu được lợi ích từ việc lừa dối 1 chút, vừa xem bản thân mình là thiên thần"
Những người càng sáng tạo, họ càng giỏi trong việc biện hộ cho bản thân tại sao họ lừa dối.Mối quan hệ giữa sáng tạo và không trung thực dường như liên quan đến khả năng chúng ta tự kể những câu chuyện chúng ta đã làm điều đúng như thế nào, ngay cả khi chúng ta không. Chúng ta càng sáng tạo, chúng ta càng có khả năng đi đến những câu chuyện tốt giúp chúng ta biện minh cho những quyền lợi ích kỷ của mình.
* "Nghệ sĩ giỏi copy, nghệ sĩ vĩ đại ăn cắp"- Picasso.
Liệu con người có thíc lừa dối người khác hay ko? Đáng buồn là đa số chúng ta đều thích! Khi chúng ta trêu người khác đôi khi chúng ta kể 1 câu chuyện ko có thật, hoặc phóng đại nó lên..đó cũng là 1 kiểu lừa dối vô hại..và chúng ta đều thích thú chúng cũng như việc chúng ta yêu thích ảo thuật vậy.

Đạo đức? Đúng và sai?
Đạo đức chỉ là những thứ kìm kẹp con người để phục vụ cho 1 mục đích nào đó
Chúng ta luôn được dạy dỗ để trở thành người đạo đức nhưng thực tế cuộc sống thì lại luôn bầy ra trước mắt :
1, Những kẻ ít đạo đức thì lại luôn phè phỡn và hạnh phúc
2, Những kẻ luôn đề cao đạo đức thì đôi khi lại chính là những kẻ độc ác và làm chậm sự phát triển của XH

Trước hết chúng ta cần hiểu rằng cấu trúc của đạo đức là mang tính thừa nhận. Tức là XH đưa ra chuẩn mực đạo đức, bạn tuân theo mà ít khi tự hỏi vì sao lại thế? Căn bản đạo đức giống như toán học vậy để hiểu sâu sắc cần sự thông minh cũng như thời gian,vì vậy để đơn giản hóa người ta thường dạy trẻ em thừa nhận, ví dụ như để chứng minh 1+1=2 thì cần các nhà toán học còn trẻ em thứ cứ tạm thời công nhận nó..
Đạo đức có những hạn chế của nó nhưng cần được duy trì để không làm tăng sự bất ổn của XH..Ví dụ rõ ràng ở VN call girl ko đc chấp nhận nhưng ở nước ngoài thì lại đc chấp nhận..tại sao? đó là do ý thức XH và truyền thống VN chưa cho phép chấp nhận nếu ko sẽ có bất ổn, ở nc ngoài thì khác sự ko chấp nhận sẽ lại gây ra bất ổn..Còn để chuyển hóa nền tảng đạo đức thì cần thời gian, vì sao? bởi vì nó là 1 dạng thế năng, sau này sẽ nói rõ hơn ở phần sau.. Trong cuộc sống đôi khi 1 người phụ nữ sẵn sàng làm chiếm 1/10 của 1 ng đàn ông tốt còn hơn là vợ của 1 ng đàn ông xấu..việc này đạo đức ko chấp nhận mặc dù xét ra nó cũng hề sai trái..Hoặc có rất nhiều giới tính tình dục bị kinh thường và ghê tởm, mặc dù điều đó ko phải là 1 tội lỗi.

Thêm 1 ít thông tin "hot" để bạn đọc đỡ buồn ngủ..KH chứng minh rằng số lượng tinh trùng phụ thuộc vô thức vào khả năng xác suất giao phối..tức là nếu trai xác định rằng chỉ qh đc ít lần với gái thì lượng tt sẽ tăng hoặc sau 1 thời gian dài ko qh thì lượng tt cũng tăng..điều này để bù lại và làm tăng khả năng thụ thai..thế nên mới có chuyện làm 1 vài phát thì dễ dính mà làm vợ chồng thì mãi ko thấy dính, điều đó ko hề nghịch lý chút nào..Chúng ta lại thấy những cặp vợ chồng "ngoan ngoãn" đôi khi lại hay gặp trường hợp khó có thai? Vì sao? Vì dâm là biểu hiện của sức khỏe tốt, cơ thể yếu chắc chắn sẽ không dâm đc (tất nhiên trong mức độ ko thì lại thành bệnh), ngoài ra sự cực khoái của phụ nữ làm tăng khả năng thụ thai(co bóp, tử cung mở)..thế nên muốn dễ có con thì phải dâm và quần thảo nhau ác liệt, os linh tinh các kiểu..blah..blah..rõ ràng khi đọc những thông tin trên thì có vẻ hoàn toàn vô đạo đức, bệnh hoạn và biến thái (gái đã từng nói tui thế khi tui cung cấp thông tin này cho gái >"<) nhưng nó hoàn hữu dụng và quan trọng, dễ bị bỏ qua..Sax! lại lan man rồi quay về chủ đề thôi.

Xem xét những người tôn sùng đạo đức ta nhận thấy đa số họ thường là phụ nữ hoặc những người ít có sự suy luận logic..Những người này thường có 2 sai lầm sau:
1, là họ tin vào 1 thế lực thứ 3 có khả năng dàn xếp (có nhưng ko phải như họ nghĩ, sẽ giải thích sau)..Chính vì sợ thế lực thứ 3 nên họ ko dám vượt rào
2, là họ đều cho rằng những kẻ làm sai đạo đức đều sung sướng thế nên để công bằng thì những kẻ sai đạo đức cần phải bị trừng trị tức là khổ..Mặc dù chả có ai chứng minh đc rằng kẻ xấu sung sướng hơn người tốt, người ta cứ nghĩ rằng làm kẻ xấu thì sẽ sướng trước mắt vì thế nên sau này họ khổ là điều công bằng..Điều này rất ấu trĩ, để làm kẻ xấu cũng đầu tư nhiều công sức lắm vì vậy những gì họ nhận là xứng đáng..Sẽ nói rõ trong mục "nhân quả là gì?"
Chính vì vậy những ng này và đa số chúng ta luôn cảm thấy những kẻ sai đạo đức đang sung sướng và phè phỡn..và cũng bởi những ng này có ít sự suy luận logic nên chính họ cũng sẽ là rào cản của sự phát triển, khó chấp nhận 1 chuẩn mực mới..Nhưng ko thể coi họ là "kì đà" bởi nếu cái mới ko chứng minh đc sự tốt hơn và vượt qua đc đinh kiến vốn có từ những ng này thì làm sao phải tuân theo cái mới?!!

Xem xét những người coi đạo đức là rác, thực ra thành phần này cũng là những người thiếu logic và họ gặp 1 số việc mà họ cho là bất công trong cuộc sống từ đó dẫn đến cho rằng thế giới đầy bất công và đạo đức chỉ là trò hề..Vấn đề ở đây là "Cuộc sống hoàn toàn công bằng chỉ có lòng người là bất công mà thôi".Cái này cũng sẽ rõ hơn ở mục  "nhân quả là gì?"

Những người còn lại là những số ít, họ hiểu biết và linh hoạt và chính những ng này thường là những ng tạo ra  chuẩn mực đạo đức để số khác chạy theo..Bài dài ko tiện đi sâu

Đến đây ta đặt câu hỏi liệu con người có cần đạo đức? Chắc chắn là có vì bản chất con người ko như mọi ng tưởng đâu..Đó cũng là lý do có rất nhiều lễ nghi cảm tưởng rất thừa nhưng thực ra nó lại nhắc nhở con người..và chúng cần được duy trì..vậy bản chất con người là gì? đọc hết cái blog dài dằng dặc này bạn sẽ hiểu.

Hiện giờ đi đâu ai ai cũng nói đúng sai là do con người nhìn nhận mà thôi, do góc nhìn mà thôi...Vậy hóa ra việc phân biệt giữa đúng và sai khó đến thế sao? Rõ ràng chúng ta đều thừa nhận Đúng và Sai là có ranh rới hoàn toàn rõ ràng, cái khó là nó ko bao giờ đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm..Vậy làm sao để có thể có cơ sở để phân định giữa chúng, 1 cơ sở chung nhất, ko phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm..Trong blog này bạn sẽ đưa ra 1 phương pháp để phân định chúng, tất nhiên là ở phần sau nữa..
Chắc chắn bạn đọc sẽ ngứa mắt với cái câu "ở phần sau", từ trên đến giờ đã có quá nhiều câu "để sau" rồi, ruốt cuộc câu view hay sao mà ko nói toẹt ra luôn..Các bạn thông cảm, cố đọc đến cuối bài các bạn sẽ thấy tất cả các câu hỏi trên đều có 1 câu trả lời chung nhất..Thú thực là tác giả Blog này cũng có quan niệm giống Albert Einstein đó chính là 1 trường thống nhất, 1 thứ chung nhất cho mọi vấn đề..
Vì vậy xin hãy chịu khó đọc hết blog này để thấy được mọi thứ sẽ đồng quy như thế nào..

VII,TỘI ÁC? VÌ SAO? THẾ NÀO?
Hiện giờ cứ mở mắt ra là lại thấy trên các báo lá cải tung tin :cướp, hiếp, giết...Rồi truyền thông thì kêu đạo đức xuống cấp, do game do bạo lực, phim đồ trụy..blah..blah..Bản thân tác giả cũng giống mọi thằng con trai khác, thế mà báo đài nhồi sọ 1 cách thiếu khoa học bảo phim đồ trụy tăng tỷ lệ hiếp dâmhãy xem các ngâm cứu khoa học nói gì :
"..khi các xã hội nâng cao quyền tiếp cận phim ảnh khiêu dâm thì tỷ lệ tội phạm tình dục, bao gồm tội phô dâm, cưỡng hiếp và bạo hành trẻ em, giảm xuống. (xem nghiên cứu của Milton Diamond). Trên thế giới và ở Mĩ, khi đàn ông có khả năng xem phim khiêu dâm qua mạng cao hơn thì những tội phạm tình dục giảm xuống. Tin hay không thì phim ảnh khiêu dâm tốt cho xã hội. Đây là số liệu có tính tương quan, nhưng nó là nghiên cứu được lặp đi lặp lại, cực kì mạnh mẽ. Nhưng đó không phải là 1 thông điệp mà nhiều người muốn nghe. Các cá nhân có thể không thích phim ảnh khiêu dâm, nhưng xã hội của chúng ta yêu nó, và được lợi từ nó.."
..Tác giả blog buộc phải viết mục này để giải oan, và giúp mọi người ko bị truyền thông dắt mũi.
Trước hết ở đây chỉ xét về những tội phạm hình sự, ko chơi với tội phạm chính trị vì tác giả ko muốn bị C50 bắt.
Một số đặc điểm thú vị :
1.Tham lam, thèm khát và tham vọng: Cái ác như 1 phương tiện để đạt được 1 mục đích
-Những phương tiện cái ác được sử dụng vì mọi người tin là chúng hiệu quả hơn những phương tiện khác. nhưng thực tế là thiệt hại của nạn nhân lớn hơn lợi lạc của thủ phạm và nó thường chỉ tác dụng trong 1 thời ngắn. Ví dụ đồ cướp đc thường bán ít tiền, và tiền bị nướng rất nhanh vào các thú vui..còn nếu hành hung thì chỉ đc lợi ích về tinh thần trước mắt, nhưng sau đó hối hận và sợ hãi.
2.Con người có thể có được niềm vui từ việc gây tổn thương cho người khác.
-Giống như việc nói dối khiến ta thíc thú, thực tế đáng buồn là chúng ta hoàn toàn có đc niềm vui khi làm tổn thương người khác..Giáo dục sai chăng? Ko, đơn giản là giáo dục ko hề tính đến cơ chế "quá trình đối lập" (quá trình gây nghiện đã nói ở trên-hehe, bạo dâm cũng 1 phần liên quan tới cơ chế này.) Con người thích xem phim bạo lực, thích xem ng khác mạo hiểm để thỏa mãn (dopamine), nhưng ko có nghĩa họ thíc bạo lực.Chúng ta thấy phản ứng ban đầu khi gây tổn thương cho người khác thường là rất khó chịu. Con người bị sốc, ghê tởm, tức giận, mất tinh thần, mất can đảm. Nhưng họ không ở trong trạng thái đó mãi mãi; cơ thể tìm thấy 1 cách để quay trở lại bình thường. Vì phản ứng lúc đầu là khó chịu nên phản ứng đối lập phải là thoải mái và tích cực. Do đó, lần đầu họ gây tổn thương hoặc giết ai đó, họ sẽ cảm thấy tồi tệ nhưng cơ thể sẽ tạo ra những cảm xúc tốt 1 cách tinh vi để phục hồi và quay lại trạng thái bình thường..Và rồi bạn sẽ nghiện như nói ở trên..
3.Đa số tội phạm đều là đàn ông, và thường độc thân, đặc biệt là tầm tuổi <30
-Đàn bà được sinh ra còn đàn ông được tạo ra. XH ko yêu cầu phụ nữ phải chứng tỏ bản thân nhiều như đàn ông. Đặc biệt XH tuy phụ hệ nhưng quyền lựa chọn đối tượng kết hôn lại là phụ nữ. Sự khác biệt giới lớn về sinh sản làm đàn ông có tính cạnh tranh cao với nỗ lực không bị bỏ lại trong trò chơi sinh sản. Sự cạnh tranh này trong số những người đàn ông dẫn đến mức độ bạo lực cao (giết người, hiếp dâm và hành hung) trong số họ.
-Những tên hiếp dâm đa phần là những người đàn ông có tầng lớp và địa vị thấp hơn, những người có viễn cảnh không tươi sáng trong việc đạt được quyền sinh sản hợp pháp với phụ nữ
-Đàn ông bị thúc đẩy (dù là vô thức) để bảo vệ danh dự của họ và thường đi đến mức cực đoan để làm điều này, họ khao khát (phần lớn là vô thức) bảo vệ địa vị và danh tiếng của họ với nỗ lực có được quyền sinh sản với phụ nữ
4.Đa số tội phạm là bộc phát và không hề có âm mưu từ trước
-Hầu hết những kẻ giết người trong số những người đàn ông bắt nguồn từ “cuộc đấu khẩu tầm thường”.Mâu thuẫn leo thang vì không ai sẵn sàng rút lui cho đến khi họ trở nên hung bạo và kết thúc là cái chết của 1 người trong số những người đàn ông đó.Đây là lý do vì sao án tử hình có thể không làm nhụt chí kẻ sát nhân. Logic của án tử hình giả định là hầu hết những kẻ sát nhân là có mưu tính trước.1 kẻ sát nhân tiềm năng cân nhắc 1 cách cẩn thận và lý trí những lợi ích và cái giá phải trả của hành động, và quyết định không giết người nếu cái giá phải trả lớn hơn lợi ích. Ngoài đời thực, người ta không dừng lại để suy nghĩ trước những cuộc đấu khẩu tầm thường leo thang đi đến những cuộc đánh nhau gây chết người.
Logic của án tử hình cũng giả định rằng thi hành án tử là số phận tồi tệ nhất có thể. Từ quan điểm tâm lý học tiến hóa, còn có 1 thứ tồi tệ hơn cả cái chết, và nó là sự thất bại trong sinh sản dành cho bất kỳ người đàn ông nào không cạnh tranh vì bạn tình trong 1 xã hội đa thê.(hiểu vì sao XH phải đi từ đa thê đến 1 vs1 rồi đó, để đảm bảo ổn định XH) Nếu họ cạnh tranh và chiến đấu với những người đàn ông khác, họ có thể chết, bằng cách hoặc là bị người đàn ông khác giết hoặc bị án tử. Nhưng nếu họ không cạnh tranh thì họ dứt khoát sẽ chết về mặt sinh sản bởi không để lại bản sao gen của họ. Do đó họ có thể cạnh tranh ngay cả trước nguy cơ của cái chết; vì phương án thay thế tồi tệ hơn nhiều.
5.Đa số chúng ta không có góc nhìn tội phạm 
Đa số chúng ta xem xét việc phạm tội dưới góc nhìn của nạn nhân..Đối với thủ phạm thì những hành vi dường như ít xấu xa, sai trái hơn so với nạn nhân. Các nạn nhân có xu hướng nhìn sự việc theo kiểu hoàn toàn đúng hoặc sai, trắng hoặc đen; còn các thủ phạm nhìn theo kiểu màu xám. Nhiều thủ phạm thú nhận họ đã làm 1 việc gì đó sai phần nào, nhưng họ cũng nghĩ rằng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho họ và hành vi đó không xấu như nạn nhân khẳng định. Khẩu hiệu đầu tiên của thủ phạm là “Nó không quá xấu”, khẩu hiệu thứ 2 là “Tôi không thể kiểm soát được.”.Thủ phạm không nhìn sự việc 1 cách đơn giản, hoàn toàn trắng hoặc đen theo cách mà những nạn nhân thích. Đối với thủ phạm, những sự kiện là phức tạp và mơ hồ về mặt đạo đức.
Ngoài ra chúng ta luôn cho rằng thủ phạm có lợi lộc và tội ác làm cho anh ta thỏa mãn. Điều đó khiến chúng ta phán xét thủ phạm 1 cách khắc nghiệt hơn bình thường. Nhưng đó là quan niệm sai lầm! Sự thỏa mãn của tội phạm hoàn toàn ko cao hơn bất cứ ai mà đa số còn thấp hơn bình thường, chính vì thế tội phạm có xu hướng tiếp tục phạm tội ở mức cao hơn để tăng thỏa mãn.

Từ trên ta có thể thấy thực sự tội phạm chỉ là những người đáng thương, bế tắc, và ko thỏa mãn.Đáng thương ở chỗ họ phạm tội để thỏa mãn nhưng lại không thỏa mãn bằng người bình thường và rồi phải trả giá cho chính hành động của mình...Thậm chí về mặt tâm tý học mà nói, họ hoàn toàn bị ảnh hưởng nặng nề của sự mất cân bằng dopamine, nạn nhân của quá trình nghiện ngập. 

Áp dụng vào VN
Xin hỏi các bạn, muỗi và rắn cái nào nguy hiểm hơn? Đa số sẽ chọn rắn đúng không? Nhưng muỗi là loài giết người nhiều nhất theo thống kê KH..Đó, thế éo mà có mấy vụ vì game,phim, XXX mà bọn truyền thông đổ lỗi cho những thứ đó cứ như là chúng là thủ phạm giết người nhiều nhất(những thứ này chỉ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em). 
Các nguyên nhân chính sau:
1,Do cơ chế đã khiến 1 bộ phận giàu nên 1 cách quá dễ dàng. Như đã nói ở trong mục "nhu cầu"..Nhu cầu về tiền bạc là ảo nhu cầu thực sự là sự tương quan thu nhập với nhóm bạn của họ..Điều đó khiến cho mâu thuẫn giàu nghèo tăng cao..Thử tưởng tượng bạn có làm cả đời, chăm chỉ cả đời, cũng éo bằng cái thằng kia, mà nó thì có giỏi hơn ko? Hay do cơ chế, do blah..blah..=> hận XH=> dễ gây ra tội phạm
2,Do truyền thông vì ăn tiền mà chiếu toàn rác..Thử hỏi VN với hơn 80% nông dân mà suốt ngày chiếu phim về giàu có, về sự sung túc..Các bộ phim đó thường rẻ tiền dễ mua về chiếu vì sao? Vì những ng sx ra nó muốn bán rẻ để nhà đài mua về phát cho dân xem, chúng có tác dụng đánh vào tâm lý ưa hào nhoáng, nó sẽ kích cầu tiêu thụ sản phẩm, nó khiến người ta nghĩ rằng có 1 con iphone 5 sẽ hạnh phúc hơn là 1 con nokia X mặc dù chức năng ko bao giờ dùng đến hết? Đó chính lối sống hưởng thụ và làm giàu cho các nhà tư bản, là công cụ dắt mũi những con ng thiếu kiến thức..Ko tin hãy ra nước ngoài mà xem, họ giàu và họ tiêu tiền có kế hoạch..thế nên kẻ giàu càng giàu và kẻ nghèo càng nghèo..
3, Bạn là đàn ông, bạn có ước mơ, bạn muốn có ích, nhưng trước hết tất nhiên bạn phải tìm bạn gái đã..Có điều gái giờ bị nhồi sọ toàn về tiền, tất cả về tiền, tiền được coi là chuẩn mực đánh giá.."Anh rất tốt nhưng anh rất tiếc"...bạn bạn phải thành công trước khi quá già ko thể lấy vợ..Đậu phụ nhà nó, các em toàn xem phim, đọc truyện mà các a đẹp trai tầm 20t mà toàn chủ cty này nọ và suốt ngày chỉ chạy theo đuôi các cô gái...Đặc biệt khi họ đã trưởng thành hơn họ lại ko đc cung cấp các thông tin về tâm lý học từ truyền thông (thống kê sau bao năm nằm vùng ở WTT - diễn đàn phụ nữ lớn).Trong khi XH Việt Nam lại trọng hình thức 1 cách thái quá, và tất nhiên con ng bị cuốn theo nó. Thế nên đàn ông bị ép buộc phải giàu nhanh nhất, bởi giàu thì mới ko bị khinh, mới có vợ đẹp, mới ngẩng cao đầu đc=> dùng mọi thủ đoạn, mọi phương pháp để giàu=>tội phạm
(Ở đây ko thể trách hoàn toàn phụ nữ vì trẻ em và phụ nữ là những thành phần dễ bị dắt mũi nhất trong XH)

Cách làm giảm tội phạm
Đơn giản nhất là phổ cập môn học "tội phạm"+"tâm lý học" cho giới trẻ..Các bạn có thể thấy tâm lý học trong blog này ko cần đến mức độ kiểu "phân tâm học", "bản năng", "bản ngã"và "siêu ngã"..Chỉ cần đơn giản thế này cũng khiến người ta phải vỗ đùi thích thú rồi. Và chắc chắn khi người ta hiểu rõ điều gì người ta sẽ ko muốn làm thế, đó cũng là 1 đặc tính của con người

Hãy đến với phần tiếp theo về con người..
VIII, CON NGƯỜI? TỐT HAY XẤU?
Điều gì khiến loài người thống trị các loài khác? Đó là lòng tham và sự ích cmn kỉ

Con người thì có 2 phần, thể xác và tâm hồn..Vậy xin hỏi cái nào quan trọng hơn? 1 sinh vật mang hình dáng con người nhưng ko suy nghĩ như con người? hay 1 sinh vật suy nghĩ như con người nhưng ko mang dáng dấp con người? Khoa học đã chứng minh đc tác dụng của giả dược, tức là tinh thần hoàn toàn có tác động đến thể chất..Nhưng rõ ràng 1 thể chất yếu đuối ko thể có 1 tinh thần khỏe mạnh..Vậy nên người ta nói con ng có 2 phần ko thể tách rời là thể xác và tâm hồn, nhưng đó chỉ là định nghĩa của con người..Vậy tại sao không thể coi 2 phần thể xác và tâm hồn chỉ là 2 mặt biểu hiện của 1 thứ, gần giống lưỡng tính sóng và hạt của ánh sáng vậy.?!!
"Nhân chi sơ tính bản thiện" đó là câu cửa miệng của con người, tức là bản thân chúng ta sinh ra là 1 tốt, những bản năng vốn có là tốt..Chính sự tham lam, ngu muội, sắc dục..blah..blah.. mới khiến chúng ta thành xấu! Buồn thay trong lịch sử lại có rất nhiều những thí nghiệm tâm lý cho thấy điều ngược lại..Mở google và tra ta có thấy vài thí nghiệm tâm lý nổi tiếng như Thí nghiệm nhà tù Stanford (1971) hay rhythm 0 1974 và nhiều thí nghiệm khác (tự tra).(2 thí nghiệm trên đều đc giải thíc rằng, con người bắt đầu bằng những hành động tò mò, nhưng chúng ko được ngăn cản,và có thể nó ban đầu nó làm chúng ta kinh tởm nhưng lại đem lại những "khoái cảm"(quá trình gây nghiện đã nói ở trên).Sau đó tăng dần mức độ và trở thành tội ác..Các thí nghiệm trên đều bị dừng lại ở giữa chừng và ở trong 1 quy mô nhỏ nên chúng ta có cảm tưởng là cái ác sẽ tiếp tục tăng cường. Nhưng nếu ở trong thực tế khi cái "ác" đã đc tăng cường đến 1 mức nào nó thì lập tức sẽ xuất hiện những cái "tốt" chống lại chúng như trong lịch sử đã từng chứng minh..)
Câu hỏi đặt ra khi ta xem xét 2 thí nghiệm trên :
"Con người có sẵn sàng gây tội ác nếu như không bị trừng phạt?"
Câu trả lời :
"Chỉ có sự sợ hãi mới ngăn cản được sự tham lam và ích kỷ của loài người"
Ấy đừng kết luận vội, ích kỷ hay tham lam ko xấu bởi "cái gì có lý thì tồn tại và cái gì tồn tại đều có lý riêng của nó".Nhưng trước hết hãy đến với lý thuyết  TUÂN TỬ - HÀN PHI tức là coi con người vốn bản chất là xấu chỉ nhờ có giáo dục mà mới tốt được và luật pháp phải thật nghiêm minh..tất nhiên học thuyết này đã rất có ích trong việc trị vì đất nước..Nhưng ở đây ko bàn sâu về đó. Sigmund Freud thì ví tâm lý con người như một tảng băng, trong đó ý thức chỉ là phần nổi bên trên, còn phần lớn chìm bên dưới là vô thức. Đáy của vô thức là những bản năng nguyên sơ, có ngay từ lúc mới sinh,..Bản năng này là hoàn toàn tự nhiên, không đạo đức và cũng không vô đạo đức.   Sau vài năm tuổi, khi đứa trẻ bắt đầu biết phân biệt bản thân với môi trường xung quanh, trong tâm thức của nó sẽ dần dần hình thành nên “cái tôi”- tâm lý muốn thoả mãn bản năng bằng cách giành giật những điều kiện tốt nhất trong môi trường xung quanh về cho mình.
Chắc cmn chắn là ko thể nào phủ nhận được sự có ích của bản năng con người, chúng đã giúp chúng ta tồn tại..Nếu ko có những thứ như "ích kỉ" và "tham lam" thì ko có XH hiện đại ngày nay, và nói khó nghe là chỉ có động vật bậc thấp mới ko có 2 thứ trên.Nhưng ko thể hiểu "tham" theo nghĩa hẹp được, tham ở đây là bao gồm cả "tham tiền,tài,danh vọng, hiểu biết,gái gú,trải nghiệm,..blah..blah" ..Bản năng là thứ có trước, tốt hay xấu là thứ có sau.
Có điều XH loài người lại luôn tẩy chay "ích kỉ" và "tham lam", vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, mặc dù chính nó thúc đẩy phát triển..Vậy XH là cái éo gì mà được ưu tiên như vậy?(trong các mục trên cũng vậy)..1 lần nữa lại phải để đến phần sau..Sorry độc giả, hãy cố kiên nhẫn.
Nhưng ngoài bản năng của con người như vị kỷ, bầy đàn, tham lam, tò mò..chúng ta còn có lòng tốt, sự giúp đỡ chúng cũng hoàn toàn là bản năng sẵn có..Chúng ta cho rằng điều tốt đẹp nhất của lòng tốt là giúp đỡ 1 con người, nhưng điều đó là ko phải..Bởi có thể lòng tốt là thứ còn sót lại của cuộc sống bày đàn ngày xưa, các cá thể cần giúp đỡ nhau để sinh tồn, ngoài ra nó còn thỏa mãn về mặt tinh thần như tỏ ra là ng đạo đức, thể hiện đẳng cấp trong XH, tỏ ra thân thiện trước mắt bạn tình, thậm chí là để thỏa mãn sự giáo dục từ bé là phải giúp đỡ người khác..Blah..blah...Lòng tốt "thuần khiết" chỉ được chứng minh trước 1 hành động được coi vô cùng yếu mềm chẳng hạn giúp đỡ 1 con kiến thoát khỏi vũng nước. Ở đây hành động này ko có lợi về tất cả các mặt kể trên, thậm chí nếu bạn để cho bạn gái nhìn thấy hành động này bạn sẽ bị cho là yếu đuối, là 1 hành động dở hơi ko cần thiết..Vậy cái gì thúc đẩy "lòng tốt" ở đây?!!Thứ thúc đẩy nó chính là sự cảm thông, thấu cảm..Yếu tố cơ bản này làm chúng ta có thể đồng nhất với người khác, để cảm nhận nỗi đau của họ và đáp lại nó với những hành động tử tế. Chúng ta có thể cảm nhận nỗi khổ của họ vì, theo một ý nghĩa, chúng ta là họ. Và bởi bản sắc chung này, chúng ta cảm thấy thôi thúc muốn làm giảm bớt nỗi đau của người khác – và muốn bảo vệ và tăng hạnh phúc của họ - cũng giống như chúng ta sẽ làm vậy cho bản thân mình.
Rõ ràng hầu hết các bản năng của con người đều có lợi cho cho loài người nhưng "lòng tốt" dường như là 1 thứ khác hẳn, nó ko hoàn toàn chỉ phục vụ lợi ích con người! Đó là yếu tố xuyên suốt blog này và đc nhắc đi nhắc lại nhiều lần..Những gì con người đc tự nhiên thiết kế là để phục vụ cho tự nhiên, và dĩ nhiên con người phát triển thuận với ý của tự nhiên => con người luôn hiểu nhầm rằng họ đang làm chủ, và mọi thứ là phục vụ cho lợi ích của con người..Điều này ko hoàn toàn đúng.Giống như con thuyền đi do sóng đẩy đi nhưng lại tưởng rằng mình đang tự đi.
IX, ĐAU KHỔ?
Tất nhiên 1 lần nữa ở đây ta chỉ xét đến đau khổ chứ ko phải đau đớn thể xác, 1 phần nhỏ..
Trong số chúng ta ai mà chả từng đau khổ, ao ước ko bị đau khổ nhưng ít ng suy nghĩ về nó..Trước hết hãy thử cố so sánh các loại các mức đau khổ để hiểu rõ hơn về nó.
1 con thú xa lạ và 1 người xa lạ chết thì tất nhiên người chết làm bạn đau lòng hơn..Nhưng nếu 1 con thú bạn nuôi và 1 ng xa lạ thì con thú lại làm bạn phiền não hơn. Rõ ràng ko phải lúc nào đau khổ vì giống loài bản thân cũng lớn hơn..tất nhiên nhiều ng ko dám thừa nhận vì đạo đức XH quy định rằng chúng ta phải xếp con người hơn loài vật..
Khi bạn mất cuốn sách kỉ niệm vs với mất cuốn sách y hệt?
Khi 2 người mất cùng 1 công việc, nhưng với 1 ng là công việc mơ ước còn người kia thì ko.
Blah..blah..
Rõ ràng:
đau khổ phụ thuộc vào mức độ gắn bó cảm xúc với thứ làm ta đau khổ

Hãy xem xét nỗi đau trong tình đơn phương, 1 nỗi đau rất đặc trưng và cũng rất dễ phân tích..Căn bản đã từng trải thì nói dễ hơn, tui từng đơn phương, từng bị đơn phương và từng thấy 1 kẻ khác đơn phương 1 cách đáng thương..
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tán gái lại là quan tâm chăm sóc gái? hay chính xác hơn là tại con ng lại yêu quý những người quan tâm, chăm sóc, ủng hộ ta?
Theo lý thuyết gắn bó, quan điểm cho rằng con người về cơ bản bị thúc đẩy bởi 1 nhu cầu được thuộc về. Điều này được ủng hộ bởi nhiều bằng chứng. Những người không có những gắn bó cá nhân gần gũi thường rất bất hạnh. Và khi mối quan hệ của họ tan vỡ, họ luôn luôn tìm 1 người mới để thay thế. Tất nhiên điều này là bản năng mặc định của mọi giống loài trong tự nhiên, đồng loại thì cần cộng sinh để tồn tại tốt hơn. Ko có gì lạ khi ta cảm thấy yêu 1 ai đó "tán ta", ta và họ đang cố tạo thành 1 "gắn bó" và điều này hoàn toàn đúng kể cả trong qh xã hội ko riêng gì TY
Chúng ta phải hiểu rằng ngay cả kẻ được đơn phương cũng cảm thấy đau khổ.."Từ chối lời đề nghị gắn bó của ai đó là chống lại xu hướng cơ bản nhất của loài người . Người từ chối tình yêu có thể phải đương đầu không chỉ với nỗi đau khổ của người yêu đơn phương mà còn với nỗi đau của anh ta vì đã vi phạm xu hướng tự nhiên của con người. Điều này sẽ gây ra sự xung đột nội tâm. Người từ chối tình yêu có thể không hoàn toàn hiểu được lý do tại sao họ trải nghiệm sự đau khổ, nhưng lý thuyết gắn bó thì dự đoán chắc chắn rằng họ sẽ thấy khó khăn và khó chịu khi từ chối tình yêu.
Bạn có thể hiểu lý do tại sao công thức phổ biến nhất để bộc lộ sự từ chối tình yêu là "Hãy chỉ là bạn." Bằng cách duy trì tình bạn thuần khiết, người từ chối có thể tránh phá vỡ mỗi quan hệ liên nhân cách với người yêu đơn phương. "Hãy chỉ là bạn" là 1 cách để xoa dịu những nhu cầu về sự gắn bó của người từ chối. Nhưng tình bạn thuần khiết hiếm khi là điều người yêu đơn phương mong muốn, nhưng người từ chối có thể thấy đó là cách xoa dịu nỗi đau khổ của họ khi từ chối tình yêu.
Phản ứng của người yêu đơn phương trước sự từ chối cũng có thể được dự đoán theo lý thuyết gắn bó. Bowlby (1969, 1973) đã quan sát thấy những phản ứng của đứa bé trước sự ra đi của  mẹ theo những giai đoạn sau. Giai đoạn đầu tiên bao gồm nỗi đau khổ và chống lại sự vắng mặt của mẹ. Giai đoạn thứ 2 bao gồm sự tuyệt vọng và trầm cảm dưới hình thức 1 nỗi buồn thụ động. Giai đoạn 3 bao gồm sự chia ly, đứa trẻ dường như vô cảm với  mẹ và thậm chí sẽ tránh bà khi bà quay lại."
Quay trở lại với nỗi đau của kẻ đơn phương. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao chúng ta luôn cảm thấy rất khó khăn khi thổ lộ? nỗi sợ ở đây là nỗi sợ thất bại? ko hoàn toàn như vậy! Hầu hết những kẻ đơn phương đều xách định là cái đích ko thành công, thậm chí họ cho rằng thà mập mờ để cảm thấy hi vọng còn hơn nói thẳng ra và thất bại. Ngay cả khi bị thất bại, ng ta vẫn duy trì tình cảm đó! Vì tình yêu chăng? Cần phải xem xét! nỗi sợ thất bại thực chất là gì? Theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu yêu thương và thuộc về đứng trước nhu cầu về lòng tự trọng. Do đó, nhìn chung tình yêu nên được ưu tiên trước lòng tự trọng. Người đó phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa việc rút lui có phẩm giá (để bảo vệ lòng tự trọng) và kiên trì 1 cách nhục nhã (để theo đuổi tình yêu).Có 1 ai đó yêu bạn có lẽ sẽ nâng cao lòng tự trọng của bạn. Nhiều lý thuyết về sự phát triển nhân cách (Harry Stack Sullivan, 1953, Carl Rogers, 1959) đã nhấn mạnh tình yêu của bố mẹ như là nền tảng của lòng tự trọng. Tình cảm không mong muốn của 1 người yêu đơn phương có thể không có sức mạnh cảm xúc như tình yêu của mẹ nhưng nó vẫn thể hiện 1 lời khen tặng. Nó có nghĩa là 1 ai đó phát hiện thấy bạn là người tuyệt vời, thu hút và đáng được khao khát.nếu người mà bạn yêu không yêu bạn, thì phải có điều gì sai trong con người bạn, có điều gì ở bạn không đáng được khao khát - ít nhất đó là những gì người khác nghĩ. Dù nó hiếm khi được thể hiện công khai giữa 2 người, và ngôn ngữ tình yêu có thể có nhiều hình thức,song 1 thông điệp được mong mỏi từ người yêu là "Tôi nghĩ chúng ta rất tương xứng với nhau" và 1 thông điệp của người chối từ là "Bạn đùa à" hoặc chính xác hơn "Bạn không đủ tốt để xứng đáng với tôi." Vì vậy sự thật ở đây là chúng ta sợ tổn thương lòng tự trọng, sợ 1 ai đó nhìn vào và cười khẩy, sợ mọi người biết đc ta đã thất bại, sợ thất bại..Điều đó khiến kẻ đơn phương khó có thể dứt bỏ vì điều đó đồng nghĩa với thất bại..Hiển nhiên yêu đơn phương càng mạnh thì lòng tự trọng càng cao..như tôi mỗi lần nghĩ lại về đơn phương, điều hiện ra đầu tiên ko phải là "tình yêu" mà là "vô dụng"..Đó chính như vậy, cảm giác bản thân bị xúc phạm vì "tôi ko đủ tốt", "tôi thiếu sót chỗ nào?","tôi xấu trai", "tôi nghèo"..blah..blah..
Đây là chỉ là 1 ví dụ để dễ hiểu..Đau đớn đa phần là do nhu cầu ko đc đáp ứng, tuy nhiên như đã nói ở mục nhu cầu..Nhu cầu là giống nhau nhưng biểu hiện chúng khác nhau => đau khổ cũng theo đó mà biểu hiện khác nhau.
Một điều hiển nhiên là :
đau khổ là sự tổn thương của nhu cầu ko đc đáp ứng

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao khi đau khổ bạn thích nghe nhạc buồn chứ ko phải là nhạc vui ko? Theo lý luận của rất nhiều ng, ng ta cho rằng khi đau khổ thì phải nghe nhạc vui để cân bằng lại cảm xúc.Thực tế thì ngược lại, khi đang buồn mà nghe nhạc vui nghe rất là kệch cỡm..ngoài ra tại sao người đang yêu thích nhạc lãng mạn và người đang hạnh phúc thích xem những video hài.?
"Con người thích nhận được sự ủng hộ và cảm thấy họ đúng. Bất cứ khi nào 1 ai đó xây dựng nên những niềm tin hoặc quan điểm nào đó về cuộc đời, anh í sẽ thích bất kì ai ủng hộ những niềm tin đó của anh.
Khi 1 người đang đau khổ, anh í sẽ thường cần 1 ai đó trấn an mình rằng anh í có quyền được đau khổ và đó chính xác là những gì nhạc sầu não làm"
Trong trị liệu tâm lý thì nhà tham vấn thường hướng người ta dưới góc nhìn khác ít đau khổ hơn chứ ko chống lại nó hoặc lãng quên nó..Rõ ràng khi chúng ta càng ko thừa nhận, cố gắng quên thì điều đó khiến cho cái "tôi" của chúng ta càng tổn thương và chúng ta càng đau đớn..
Đó là 1 nghịch lý khi chúng ta sợ đau khổ nhưng lại sợ rằng chúng ta ko đau khổ như đã tin như vậy?Liệu đau đớn đó có thật sự cần thiết?Liệu nó có đau đến như vậy hay là vì chúng ta tin rằng chúng ta cần đau khổ như vậy?
Hầu hết chúng ta đều ko thể kiểm soát sự việc ko hay và chúng ta cảm thấy đau khổ và là nạn nhân..Có 1 cách mà tôi vẫn đang làm đó là viết lại toàn bộ trải nghiệm đó, thay đổi từ nạn nhân của những sự kiện không thể kiểm soát được thành tác giả hiểu biết và những câu chuyện cuộc đời của chúng ta trở thành những tác phẩm có ý nghĩa. Điều này không có nghĩa là chúng ta tiểu thuyết hoá những sự kiện cuộc đời của chúng ta để làm cho chúng có 1 "kết thúc có hậu." Thay vào đó, thông qua viết tường thuật chúng ta có thể đạt được sự kiểm soát đối với những sự kiện đau thương bằng cách khám phá và điều chỉnh lại chúng theo 1 cách có mục đích..(đừng vội mừng, sau này thuyết vô ngã sẽ là 1 bức tường cản trở lớn)
Hiển nhiên cái tôi càng lớn thì càng khó chấp nhận, cầng khó chấp nhận thì càng dễ "stress"..
đau khổ liên hệ mật thiết với cái tôi

Một sai lầm hay gặp của tất cả chúng ta đó là nghĩ rằng đau khổ rèn luyện cho chúng ta sức mạnh tốt hơn?!! Ngộ nhận này bắt đầu với suy nghĩ rằng 1 người được đào tạo rèn luyện trong gian khổ thì sẽ có sức chịu đựng tốt hơn..Điều này ko sai, nhưng sai lầm ở chỗ chúng ta nhầm lẫn coi hậu quả xảy đến lại giống với những gì đào tạo, rèn luyện (nhất là với các sang chấn tâm lý..)
Có thể dễ hiểu như sau : 1 người bị gãy tay thì chắc chắn cái tay đó có nguy cơ yếu hơn so với bình thường chứ ko thể chắc chắn hơn so với tay bình thường chưa gãy đc... những người sống sót sau 1 thiên tai, theo định nghĩa, là những người khỏe mạnh nhất. Nhưng không phải thiên tai làm họ khỏe mạnh. Nhưng chúng ta lại kết luận rằng họ khỏe mạnh vì thiên tai.
Nghiên cứu tâm lý học phát triển cho thấy, những đứa trẻ bị sang chấn tâm lý có nhiều khả năng bị sang chấn trở lại. Những đứa trẻ lớn lên trong 1 khu dân cư phức tạp trở nên yếu hơn chứ không mạnh mẽ hơn. Chúng có nhiều khả năng phải vật lộn trong thế giới.Tiếp xúc với sang chấn có thể dẫn đến tính dễ bị tổn thương trước những bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần theo sau đó nhiều năm sau sang chấn
Hầu hết mọi người, tin rằng những chú chó hoang đường phố là những chú chó chống khủng bố tốt nhất, vì đã sống sót trong thế giới những con chó đường phố mạnh được yếu thua. Nhưng sự thất thì ngược lại. Những chú chó đường phố là vô dụng cho nhiệm vụ này hoặc bất kì nhiệm vụ nào khác vì chúng không được huấn luyện và không thể dự đoán được. Những chú chó từng được chăm sóc tốt, được yêu thương và được bảo vệ là những ứng cử viên chó chống khủng bố tốt nhất.
Và điều này cũng đúng với con người. Sự hỗn loạn và bạo lực không làm bạn mạnh mẽ hơn. Tình yêu dịu dàng và quan tâm chăm sóc mới làm bạn mạnh mẽ, vì chúng nuôi dưỡng và tăng cường khả năng học hỏi và thích nghi của bạn, bao gồm việc học cách làm thế nào để đấu tranh và thích nghi với những gian khổ sau này.

Đến đây, chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi như mọi phần trước : tự nhiên cho chúng ta đau đớn để làm gì? Chúng ta đã từng biết đến căn bệnh "ko biết đau đớn", ng bị bệnh bị mất cảm giác đau đớn khiến cho họ dễ dàng vô tình bị tổn thương giống như bị đứt tay ko thấy đau cho đến khi chảy máu đầm đìa=>Có thể nói đau đớn là cách cơ thể chúng ta phản xạ lại, báo hiệu 1 thứ gì đó không tốt cho cơ thể, 1 bản năng sinh tồn trước cả suy nghĩ..
Vấn đề ở đây là đau khổ, 1 dạng tâm lý, phải chăng nó cũng định hướng giúp chúng ta trong cuộc sống? Đau khổ vì mất mát, đau khổ vì bị phản bội, đau khổ vì bị lãng quên..blah..blah..Nếu như sau đau đớn chúng ta học được kinh nghiệm để ko tiếp diễn những hành động như vậy, thì đau khổ phải chăng cũng như vậy?Đơn phương làm ta đau khổ => ko lên đơn phương, bị phản bội đau khổ => ko lên giao du với kẻ 2 mặt, đau đớn vì chết => tìm mọi cách để sống hoặc giúp người thân sống....v..v..Nếu như phải so sánh độ "sâu đậm" của đau khổ và hạnh phúc thì chúng ta nhớ đến đau khổ kĩ hơn và nhiều hơn.Vì ghi nhớ những "bài học đau khổ" thì sẽ giúp sinh tồn tốt hơn là những liều thuốc an thần "hạnh phúc"
đau khổ có lẽ là những bài học..

Vậy, nếu đau khổ giúp chúng ta biết đâu là việc ko nên làm thì có lẽ tham lam giúp chúng ta biết đâu là việc nên làm, đó là cách tự nhiên dẫn dắt chúng ta?!Và tham lam ko có điểm dừng thì đau khổ cũng không buông tha bất kì ai!Có lẽ thế mà bất kì ai đều phải chịu đau khổ!Thế nếu như từ bỏ tham lam thì có chắc ko còn đau khổ?!Trong Phật giáo gọi đó là từ bỏ chấp trước và sắc dục!??Điều này sẽ đc làm rõ ở cuối, hãy kiên nhẫn..
Tất nhiên chấp trước là gì? Sự liên hệ mật thiết của cái tôi và đau khổ?Chúng ta hãy đến với mục tiếp theo

X, CHẤP TRƯỚC?, CÁI TÔI?
Nếu để định nghĩa thì nói thật, tui ko đủ trình định nghĩa 2 cái này..
Chấp trước nói nôm na nó giống như là cố chấp nhưng rộng hơn và liên quan mật thiết với cái tôi..Như đã nói ở trên con ng càng chấp trước thì càng khó chấp nhận, càng khó chấp nhận thì càng dẫn đến stress "tinh thần", cội nguồn của đau khổ! Thế nên Phật giáo mới bảo rằng bỏ chấp trước thì mới thoát khổ..Nhưng mà có chấp trước là bởi vì có cái "tôi"..Vậy nên Phật nói muốn thoát khổ phải bỏ nốt cái tôi là vậy..(tôi ko theo Phật giáo, lôi Phật giáo vào để cho dễ hiểu thôi, đừng hiểu lầm).Vậy cái tôi có thật sự bỏ đc ko?Câu trả lời chắc chắn là ko!Vì đã là con người thì phải có cái tôi.Có vẻ mâu thuẫn?Cái này sẽ nói rõ trong mục Vô Ngã..
Cái tôi là 1 thứ rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ XH..Con người thì luôn luôn có xu hướng chấp nhận những thứ thúc đẩy cái tôi của mình..Vì vậy dù lấy lòng sếp hay tán gái thì đều phải củng cố cái tôi của bản thân họ.Điều này quá dễ hiểu vì ko ai thíc 1 người luôn chỉ trích hay đối lập với bạn.
"Nếu bạn nhìn kỹ hành vi của con người, hầu hết những việc chúng ta làm là một nỗ lực để bảo vệ quan điểm 'chúng ta là ai' của chúng ta. Chúng ta có một bản sắc tâm lý mà chúng ta đã xây dựng nên, một "cái tôi" là một sự kết hợp của những ký ức, những cảm xúc, những quan điểm, những trải nghiệm..."Tôi" là một chùm suy nghĩ rằng chúng ta tin mình là ai, chúng ta nên là ai, và chúng ta muốn là ai, tất cả kết hợp với cơ thể mà chúng ta đang ở. Chúng ta liên tục tìm kiếm sự đảm bảo rằng chúng ta được người khác nhìn nhận như "kiểu người" mà chúng ta quyết định.Chúng ta quan tâm đến việc làm một kiểu người nào đó và được nhìn nhận như một kiểu người nào đó hơn là quan tâm đến việc thích ứng trước cuộc sống mới mẻ và không gò bó."
1 đứa trẻ mới sinh thì cái tôi chưa hình thành, dần dần càng lớn thì cái tôi càng lớn theo.Gọi là cái "tôi" nhưng cái "tôi" đó do những quan điểm XH, đạo đức, thói quen quá khứ tạo thành..Để dễ hiểu 1 đứa trẻ thần tượng 1 thứ gì đó thì sẽ cố gắng để trở thành nó ngay cả khi lĩnh vực đó ko phù hợp.."Chúng ta được đòi hỏi tập trung vào việc trở thành những phiên bản tốt hơn của cái tôi của chúng ta, luôn luôn nỗ lực để cái thiện “cái tôi” của chúng ta. Chúng ta được lập trình để không chỉ trở thành “ông này ông nọ” mà còn trở thành “ông này ông nọ” quan trọng"..
Con cái thì luôn chống đối cha mẹ mặc dù sau này lớn lên chúng lại càng giống bố mẹ. Bởi vì giống như đã nói ở trên cái "tôi" ko cho phép những đứa trẻ giống như cha mẹ chúng mà phải khác, phải "hoàn thiện", "thúc đẩy" cái tôi..trong khi nghịch lý cái "tôi" của đứa trẻ đc thừa hưởng rất nhiều từ cha mẹ chúng..Nói 1 cách dễ hiểu thì cái tôi của chúng ta chính là sự nâng cấp về cái tôi mà chúng ta bị ảnh hưởng,và ảnh hưởng này đa phần là từ bố mẹ chứ ko nhất thiết phải là bố mẹ..Về mặt tiến hóa và phát triển, điều đó là cần thiết..Nhìn rộng ra nữa :
1 người chưa từng chấp trước thì ko bao giờ bỏ đc chấp trước..Ko thể làm người lớn khi chưa từng là 1 đứa trẻ
Lập lại là không tồn tại?!

Cái tôi liệu có phải là linh hồn? Hãy đến với những người bị mất trí nhớ do chấn thương, có trường hợp thì thay đổi cả tính cách, có trường hợp thì tính cách giữ nguyên..Rõ ràng nếu linh hồn tồn tại thì nó đòi hỏi một linh hồn chưa bị phát hiện để kết nối với bộ não của nó, chỉ dẫn những hành động của cơ thể của nó, và bị ảnh hưởng bởi mọi thứ xuất hiện trong bộ não đó. Sẽ phải có một số kiểu liên kết mầu nhiệm giữa linh hồn và bộ não của nó – một liên kết mà cái đó không có bằng chứng.
Vậy có phải một cái tôi được cấu thành từ những ký ức? Đây là một điều phức tạp.Với trường hợp mất trí nhớ về quá khứ nhưng tính cách ko hề thay đổi rõ ràng cái tôi của họ vẫn còn khi mà trí nhớ bị mất?!Tại sao một bộ não dàn xếp việc học hỏi, trí nhớ, lời nói, nhận thức, hành động và cảm xúc cần có một cái tôi? Cái tôi có thể ở đâu trong bộ não và nó có thể làm gi? Khoa học thần kinh dường như khiến chúng ta xem cái tôi như một kết cấu, một câu chuyện mà bộ não kể. Mỗi khi chúng ta nghĩ rằng “tôi” đang lên kế hoạch cho chuyến đi này, “tôi” thích cảnh hoàng hôn đẹp đó hoặc “tôi” đang đói bụng. Đó là một cái tôi được tạo ra. Nó là một cái tôi đích thực theo một ý nghĩa – một kiểu mẫu được tạo ra bởi bộ não có những tác động thực lên bộ não đó. Nói cách khác, nó là một sự ảo tưởng về bản thân nó để đơn giản hoá việc làm thế nào nó hiểu được cơ thể và những hành động của nó.Ảo tưởng xuất hiện vì mỗi lần chúng ta nghĩ về “cái tôi”, chúng ta giả định rằng nó là cái tôi tương tự như cái tôi đã thức dậy sáng nay, cái tôi tương tự như cô bé thích chơi xếp hình. Nhưng nó không. Nó có thể tương tự. Nó có thể dựa vào những ký ức từ quá khứ. Nó có thể có những nét tính cách ổn định, kéo dài. Nhưng mỗi lúc nó là một cái tôi mới và hơi khác biệt. Điều này đối lập hoàn toàn với lý thuyết linh hồn
XI, NHÂN QUẢ 
"God does not play dice with the universe"-Albert Einstein

Rõ ràng ta vẫn thấy ng ta thường chia làm 2 nhóm, 1 nhóm cho rằng mọi thứ trên đời đều có công thức và tôn sùng khoa học..Còn 1 nhóm thì phản biện rằng ngẫu nhiên tồn tại tức là mọi thức phải do 1 bàn tay ai đó sắp đặt lên?!!
Vậy Ngẫu nhiên có thực sự tồn tại?

Vào thế kỷ XVII, một tay cờ bạc lão luyện tên là Méré đã đề nghị nhà toán học Blaise Pascal nghiên cứu các quy tắc cho phép ông ta luôn có lợi thế hơn các đối thủ của mình trong trò chơi xúc xắc. Và chính khi này Pascal đã phát minh ra những khái niệm đầu tiên của một lí thuyết khoa học về ngẫu nhiên: lý thuyết xác suất. Trái với điều mà người ta tưởng, ngẫu nhiên hoàn toàn không phải muốn thế nào thì thế. Nó cũng bị chi phối bởi các định luật. Như vậy, ngẫu nhiên không phải là khái niệm quy mọi vật thành không thể tiên đoán được. Bởi vì các định luật về ngẫu nhiên cho phép người ta có thể tiên đoán và thậm chí tiên đoán rất chính xác.Và đặc biệt số lần thực hiện càng nhiều thì sự chính xác càng tăng. Vào những năm 60, bằng cách chính xác hóa những điều mà người ta vẫn nói về ngẫu nhiên, một kĩ sư người Mỹ là Ray Salomonoff, nhà toán học Nga Adrei Kolmogorov và một đồng nghiệp người Mỹ của ông là Gregory Chaitin đã độc lập nhau đưa ra cùng một câu trả lời. Định nghĩa của họ về ngẫu nhiên thật đơn giản: ngẫu nhiên là cái mà ta không thể tóm tắt được. Thật khó có thể định nghĩa đơn giản hơn...Chẳng hạn dãy số "7777777777" không phải là ngẫu nhiên vì nó có thể được tóm tắt bằng cụm từ 10 số “7”, ngắn hơn chính bản thân dãy số đó. Trái lại dãy số "3745479082" không thể "tóm tắt" ngắn lại được: nó là ngẫu nhiên, ít nhất thì cũng là như vậy chừng nào chưa có ai tìm được cách "tóm tắt” được nó.Chuyển động của một hạt lượng tử không thể tóm tắt được, vậy nó là ngẫu nhiên(bạn nên tìm đọc thêm trên google, rất hay)
Không nên đánh giá thấp sức mạnh của ngẫu nhiên. Trong nhiều trường hợp, tất cả diễn ra cứ như ngẫu nhiên là chiến lược hiệu quả nhất mà vũ trụ đã tìm ra để làm cho trật tự xuất hiện. Khởi đầu từ những cái chỉ là tiếng ồn, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, sự chảy rối, sự sôi, ngẫu nhiên thực sự đã cho phép một hệ thống hỗn độn tự tôn lấy trạng thái ổn định tối đa của mình, một trạng thái khó mà lập trình trước được. Ngẫu nhiên thường có bàn tay may mắn. Giống như chiếc sàng bi lắc một cách điên cuồng của người đào vàng, ngẫu nhiên chỉ chọn lọc lấy những miếng vàng ròng..Không có ngẫu nhiên thì ko có phát triển, ko có sự đa dạng sinh học...v..v..

Để dễ hiểu hay hình dung về sự có ích của ngẫu nhiên hãy xem : khoa học cho thấy chúng ta đa số chọn bạn tình có bộ gien phù hợp để cho ra những đứa trẻ khỏe mạnh..Điều này xảy ra với xác xuất tầm 80%, nếu như chỉ xét vài cặp đôi thì điều này chả đúng tý nào nhưng nếu như là 7 tỷ người thì đó lại là con số chính xác..Thật kì lạ cho dù xác xuất có vẻ là 1 thứ ko có công thức cụ thể nhưng nó lại hoàn toàn chính xác nếu như các lần thử càng nhiều, tất nhiên tự nhiên thì vô cùng to lớn, đó là cách tự nhiên sử dụng khoa học..Vậy tại sao ko phải là 100%? Đơn giản 20% còn lại dành cho những sự biến dị, và chính sự biến dị là cách tự nhiên lựa chọn những hướng đi mới trong quá trình tiến hóa và chọn lọc.

Bạn có biết rằng tất cả các phương trình của thế giới này từ vật lý đến hóa học thậm chí lượng tử đều là 2 chiều thuận nghịch , có chăng chỉ 1 là chiều có xác xuất quá nổi trội khiến chúng ta nghĩ rằng chỉ có 1 chiều??!Như vậy thật bất ngờ nền tảng của mọi công thức kiến tạo thế giới lại chính là công thức "xác suất ngẫu nhiên"?!.Vậy còn thời gian thì sao? đó là thứ chỉ có 1 chiều?!! (hãy để dành cho chương khác!))

Vậy sao trong 1 chương về nhân quả lại phải nói ngẫu nhiên..Bởi nhân quả chính là "sự 1 chiều" có nhân dẫn đến quả..Có điều khi bàn về "ngẫu nhiên" ở trên ta lại thấy cái công thức 1 chiều đó lại dựa trên lý thuyết "xác suất" và "ngẫu nhiên"!!Thật bất ngờ khi nhóm phản bác nhân quả và nhóm ủng hộ nhân quả cuối cùng lại  từ cùng 1 gốc?!!

Nói về nhân quả thì tác giả tạm rút ra 2 điều quan trọng:
1, Nhân quả là tất yếu không phụ thuộc 1 "đấng tối cao" nào cả..Vì vậy nhân quả ko có tốt hay xấu, chỉ có con người tự áp đặt tốt xấu mà thôi
Nói về nhân quả là nhớ tới Phật giáo, 1 tôn giáo ko thừa nhận "đấng tối cao", và ngay cả trong tích vulan báo hiếu bồ tát Mục Kiền Liên dù thần thông cũng ko cứu đc mẹ..thế mà thế éo nào vẫn có người cho rằng nhân quả là do "đấng tối cao" sắp đặt..Đi chùa hay thực hiện nghi thức tôn giáo không phải để cầu xin xá tội mà là để tu dưỡng tinh thần..từ đó mà làm những hành động khôn ngoan..Hành động khôn ngoan là sao?!!Không phải là ngồi lẩm nhẩm ấu trĩ rằng " nhân quả đến muộn"..blah..blah..Xin lỗi chứ ở ngoài đời thì "ở lành thì ăn hành" và kẻ xấu thì vẫn phè phỡn.Tại sao?Nhân quả đâu? Tại chính chúng ta áp đặt tốt xấu nên mới thấy vậy..thí dụ bạn bị đánh, bạn sẽ cho là bất công là quả xấu, nhưng nhân quả ở đây phải là "bạn làm điều gì đó đáng đánh" hay "bạn nhu nhược và bị bắt nạt" chứ chẳng phải bạn "lành" mà tại sao "ăn hành"..
"Thánh nhân sợ nhân, phàm phu sợ quả.."
“Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" Napoleon
Vậy nên thấy kẻ xấu phè phỡn thì là đó là kết quả của cái nhân "ko chống lại cái ác" chứ ko có gì là vô lý cả..
2, Nhân quả là chông chất và xảy ra đông thời nên rất dễ khiến ta nhầm lẫn.Ko có chuyện dùng nhân này để đỡ cho quả kia..
Thí dụ 1 kẻ hại người thì ko thể vin rằng tôi cũng cứu nhiều người mà xí xóa đc..Kẻ được cứu sẽ cứu giúp còn kẻ bị hại sẽ tìm cách trả thù, và 2 việc này xảy ra đông thời đâu có phụ thuộc vào nhau..Đó là điều hiển nhiên, có gì phải giải thíc? Ồ, vậy tại sao ngoài kia có rất nhiều kẻ ngồi làm việc thiện để hi vọng được tha thứ, dâng nhiều lễ vật hi vọng thần thánh nâng đỡ?!!Đó là điều nực cười!
XII,VÔ NGà
Nếu như định lý bất định là rào cản của vật lý, định lý bất toàn là rào cản của toán học thì vô ngã cũng là thứ khó chịu như chúng- rào cản của con người
Vô Ngã vốn xuất phát từ đạo Phật và tra trên google ta có như sau :
"Chỉ có khổ, nhưng chẳng có người chịu khổ,
Có nghiệp, nhưng chẳng có người tạo nghiệp
Có giải thoát, nhưng không có người đạt giải thoát
Đường đi thì có, nhưng chẳng thấy người đi"

Tất nhiên đọc các dòng trên thì rất hại não và khó hiểu mà thế éo nào các triết gia toàn cố định nghĩa 1 cách khó hiểu..Vậy nên để đơn giản hóa cho dễ hiểu tôi mạn phép tóm gọn như sau :
"2 đứa trẻ giống hệt nhau, cùng sống và trải qua những điều giống nhau..đứng trước cùng 1 sự lựa chọn liệu có lựa chọn giống nhau ko?"
Nếu trả lời là có thì đó là vô ngã và ngược lại là ko!
Nếu có thì có nghĩa mỗi đứa trẻ sẽ có bản Ngã riêng của mình còn không thì là ko có bản Ngã
Vậy nếu chúng ta chứng minh được rằng mọi thứ của chúng ta đều được truyền lại thì tức là bản thân ta ko có gì thuộc về cái "tôi" cả..Chúng ta chỉ là những sự kiện được đặt tất yếu trong dòng chảy thời gian, dòng chảy nhân quả..
Khoa học đã chứng minh được rằng chúng ta được di truyền cả về ngoại hình, bản năng, thậm chí là cả tâm lý..Vâng, lại tiếp tục với những ví dụ bựa :
Về ngoại hình : Hàng của con trai có hình cây nấm là vì hình dáng đó giúp đẩy được phần lớn tinh dịch của kẻ địch ra trong quá trình xxx..một thứ tiến hóa sau hàng triệu năm
Về bản năng : Hàng của các ông đều 12h khi ngủ dậy buổi sáng đó là do trong thời kì xưa, mỗi sáng ng đàn ông đi săn đều có khả năng ko trở về và vì vậy tự nhiên cho họ khả năng để duy trì nòi giống trước khi đi săn
Về tâm lý :"Trong một nghiên cứu khoa học thần kinh được xuất bản năm 2013, các nhà nghiên cứu đã huấn luyện cho chuột sợ mùi hoa anh đào. Sau đó một nhóm ở trường Emory University School of Medicine xem xét điều gì xảy ra trong tinh trùng. Họ phát hiện thấy một phần của DNA chịu trách nhiệm cho phản ứng của chuột trước mùi hoa anh đào đã hoạt động tích cực hơn trong tinh trùng của chuột. Không chỉ thế hệ con của chú chuột đó “cực kỳ nhạy cảm” trước hoa anh đào, mà thế hệ tiếp theo cũng sẽ tránh mùi hương đó, mặc dù chúng chưa bao giờ trải nghiệm nó trong cuộc sống của chúng. Cả hai thế hệ đều cho thấy những sự thay đổi trong cấu trúc bộ não"
Chúng ta được di truyền cả về ngoại hình,bản năng, tâm lý..blah..blah..Vậy thì chúng ta còn lại cái gì của bản thân ta, của cái "tôi"?!!Nói 1 cách nâng cao quan điểm có khi chúng ta có thể coi chính là hậu kiếp của những người đi trước, vì chúng ta thừa hưởng tất cả của họ..và chúng ta cũng chính là tiền kiếp của những thế hệ sau?!! Như vậy tự do ý chí chỉ là 1 ảo tưởng. Nếu bạn suy nghĩ cẩn thận về bất kỳ quyết định nào bạn từng đưa ra trong quá khứ, bạn sẽ nhận ra tất cả những quyết định đó cuối cùng đều dựa vào những thông tin đi vào (input) giống nhau – di truyền hoặc xã hội – mà bạn từng tiếp xúc. Và bạn cũng sẽ khám phá ra bạn không có sự kiểm soát trước những thông tin đó, nghĩa là bạn không có tự do ý chí trong việc đưa ra những quyết định mà bạn đã làm. Ví dụ, bạn không có sự lựa chọn nơi sinh, ai là bố mẹ, thời gian bạn được sinh ra. Bạn cũng không có sự lựa chọn về kiểu bạn bè hoặc những người hàng xóm mà bạn đã tiếp xúc trong suốt thời thơ ấu. Do đó bạn không có sự lựa chọn trong việc làm thế nào bạn đưa ra những quyết định của bạn trong suốt thời gian đó. Nghĩa là quyết định bạn đưa ra bây giờ dựa vào những sở thích, những quan điểm và thái độ mà bạn đã phát triển qua nhiều năm hoặc vào những người mà bạn tiếp xúc bây giờ thông qua tương tác với môi trường bên ngoài. Niềm tin về tự do ý chí là 1 kết quả của những thông tin di truyền và xã hội: nếu không có sự phát triển của vỏ não và không được tiếp xúc với quan điểm về tự do ý chí từ thông tin xã hội, chúng ta sẽ không tin vào tự do ý chí.

Giả sử trong cái tương lai tiên tiến giả tưởng này, chúng ta đã chinh phục được sao Hỏa. Và Elon Musk ra chiếu chỉ rằng (nô lệ) con người của ông xứng đáng được có một phương tiện di chuyển nhanh và rẻ đến sao Hỏa. Và tất nhiên, Musk tạo ra một cỗ máy dịch chuyển tức thời và tất cả chúng ta đều sẵn sàng để dịch chuyển bản thân đến sao Hỏa dễ dàng. Cơ chế hoạt động của cỗ máy dịch chuyển tức thời này rất đơn giản: nó phân tách cơ thể người thành hằng hà sa số những nguyên tử cấu tạo. Sau đó nó mã hóa những nguyên tử này thành dữ liệu và bắn dữ liệu ấy với tốc độ ánh sáng đến một cỗ máy tương tự ở sao Hỏa. Cỗ máy trên sao Hỏa nhận dữ liệu và tổ chức lại hằng hà sa số những nguyên tử ấy lại thành hình thể y đúc như ở Trái Đất, cụ thể là bạn đấy, và bùm! Bạn giờ đã ở sao Hỏa. Cỗ máy dịch chuyển tức thời hoạt động bằng cách giết chết bạn trên Trái Đất và rồi ở một địa điểm khác nhanh chóng tái tạo vô tính bạn giống với bạn trong khoảnh khắc trước khi chết. Vậy có phải là “bạn” ở sao Hỏa không? Hay chỉ là một bản sao hoàn hảo của bạn nhưng thực chất là một người hoàn toàn khác?
Khoảng tám tỉ năm trước, một người đàn ông tên Buddha đã gây chấn động khi cho rằng không hề có thứ gọi là “cái tôi”, tất cả đều là tưởng tượng do ý nghĩ của con người, và chúng ta đang đặt mối quan tâm vào một thứ không có thật. Ông nói thứ ta nhận thức là “ta” chỉ là một sự gắn kết với một mớ sự vật và trải nghiệm tạm thời mà não bộ của chúng ta lừa ta nghĩ rằng chúng đại diện cho điều gì đó.
Bằng một cách quái đản và điên rồ, công nghệ đang bắt kịp và chứng minh sự đúng đắn của ý niệm này. Quan niệm bản thân cốt lõi – ở một mức nào đó, có một “tôi” bất biến và một “bạn” không hề thay đổi – đang dần tiêu tan ngay trước mắt chúng ta. Nhưng ảo giác về bản thân lại mạnh mẽ đến nỗi ta không nhận ra thay đổi việc ta là “ai” dễ dàng như thế nào.


Nếu coi Vô Ngã là đúng lập tức sẽ 2 quan điểm sai lầm như sau :

1, Nếu như tất cả những gì tôi đang làm đều do những nguyên nhân khách quan ko phải do tôi thì tội gì tôi phải nỗ lực làm việc hay cố gắng vượt qua cám dỗ. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này là sai, vì dù kiềm chế những cám dỗ không liên quan đến tự do ý chí, thì những hậu quả từ kiềm chế cám dỗ rất khác so với những hậu quả của việc đầu hàng cám dỗ. Do đó, dù bạn có hành động bên ngoài tự do ý chí hay không trong việc từ chối những đồ ăn không tốt cho sức khỏe thì bạn vẫn sẽ phải đối mặt với những hậu quả sức khỏe của việc ăn uống không lành mạnh. Tương tự như vậy, cho dù bạn có hành động bên ngoài tự do ý chí hay không trong việc phạm tội, bạn vẫn sẽ phải đối mặt với những hậu quả của những hành vi sai trái của bạn

2, Ko thể trừng phạt mọi người vì những hành động sai của họ là do những yếu tố khách quan. uy nhiên, dù người làm sai không có 1 lựa chọn trong cách họ đã hành xử thì hành vi của họ vẫn có những hậu quả nghiêm trọng và thực sự đối với những người xung quanh họ. Và quan trọng hơn, chúng ta biết rằng 1 trong những cách để thay đổi những hành vi của con người là bằng cách cho họ tiếp xúc với những thông tin bên ngoài – bao gồm những hình phạt – để lái họ theo 1 hướng khác. Những hình phạt có thể giống những biển chỉ đường trong 1 mê cung giúp mọi người hướng đến những hành vi tốt. Do đó, nó có lý khi áp dụng những hình phạt đối với người làm sai để ngăn họ không phạm tội tương tự trong tương lai.

Do đó ta luôn phải có cái nhìn từ bi với con người phạm tội..Thứ nhất, những người có hành vi xấu cũng đã tự gây tổn thương cho bản thân họ. Các kết quả từ nghiên cứu về cảm xúc cho thấy, những hành động ích kỷ hoặc gây tổn thương nói chung bắt nguồn từ tính tiêu cực về cảm xúc. Nói cách khác, nó là những cảm xúc tức giận, bất an, stress – chứ không phải những cảm xúc hạnh phúc, bình an và thoải mái – là những người có nhiều khả năng hành xử tiêu cực. Thứ 2, những người hành xử xấu đã đặt bản thân trước những hậu quả tiêu cực trong tương lai. Nói cách khác, những người có hành vi xấu hiện tại đang chịu đựng những cảm xúc tiêu cực hoặc sẽ chịu đựng những hậu quả tiêu cực trong tương lai, và bạn nên từ bi đối với họ.

?XẤU VÀ ĐẸP? THẾ ÉO NÀO?
Thư giãn 1 chút thì chúng ta bàn đến 1 vấn đề thú vị là xấu và đẹp..Thực ra thì tác giả blog cũng "ko đc đập chai" nên phải viết cái mục này..
Là 1 ng xấu => tui hiểu rất rõ cái thảm cảnh này..Thêm ít thông tin để các bạn biết đó là về mặt chọn bạn tình thì con gái thích trai cao, trai thích gái mặt xinh..Còn nếu chẳng may bạn sinh ra đã "xấu" như tui thì chúng mừng bạn đã chơi game với level hard..
Truyền thông thì lại ngược đời, luôn đề cao cái bên trong hơn là cái bề ngoài..trong khi đó quảng cáo, chiếu phim thì luôn là người đẹp..v.v..Khốn nạn hơn là "xấu" thì thường tự ti, mà đã tự ti thì kém khả năng giao tiếp, mà đã kém giao tiếp thì khiến con người ta lại càng xấu..Thử hình dung tại sao 1 cô nàng cá sấu thường bao giờ cũng hay "to mồm" hay cư xử 1 cách "xấu"..Đó là do cơ chế phòng vệ, do xấu nên thường bị tổn thương-> thường đề phòng thái quá->ko còn cách thu hút nào khác ngoài "to mồm" để cố gắng nổi bật..Để dễ hiểu giống như 1 con mèo bị ngược đãi, chúng sẽ gầm gừ, cào cấu con người cho dù chúng ta có ý tốt->chúng ta có ác cảm với con mèo đó-> đối xử với nó ko tốt->nó lại càng ít thân thiện với con ng..Vì vậy 1 lời khuyên là bạn tốt nhất đừng đặt tên con mang ý nghĩa xinh đẹp, bởi nếu chẳng may nó mà xấu thì sẽ dễ bị trêu chọc, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý giống như trên đã nói
" 1 nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những lý thuyết của họ về sự yêu thích liên nhân cách (Walster, Aronson, Abraham, & Rottman, 1966). Họ thu thập tất cả những kiểu thông tin về các sinh viên trong nghiên cứu của họ; sau đó họ kết đôi những sinh viên đó 1 cách ngẫu nhiên và cho các cặp đó hẹn hò. Các nhà nghiên cứu ủng hộ sự giống nhau và tính có qua có lại: họ đã nghĩ rằng những người giống nhau nhất sẽ thích cuộc hẹn của họ nhất. Nhưng điều này đã không xảy ra. Thay vào đó, kết luận chính từ nghiên cứu là sự quyến rũ của đối tác hẹn hò là yếu tố dự đoán mạnh mẽ nhất về con người thích cuộc hẹn của họ nhiều như thế nào: đối tác càng đẹp, bạn càng thích anh/ cô í. 

Xinh đẹp không chỉ được đánh giá cao trong mối quan hệ lãng mạn mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Những đứa trẻ đẹp nổi tiếng hơn so với những đứa trẻ khác, và các giáo viên cũng thích chúng (Clifford & Walster, 1973; Dion, 1973). Những người đẹp có những cuộc phỏng vấn xin việc tốt hơn, bao gồm cả những công việc không dựa vào ngoại hình (Cash & Janda, 1984; Mack & Rainey, 1990). Người đẹp đôi lúc nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn trong những tình huống khẩn cấp (West & Brown, 1975)."
Hãy thử cố định nghĩa xem, xinh đẹp là sao?Thật khó để định nghĩa, mặc dù ai cũng biết thế nào là đẹp, mặc dù từ ngàn xưa chúng ta đã tuyển chọn gái đẹp, trai đẹp..Để cố hiểu về nó, nghĩ đến loài chó..rõ ràng loài chó do con người lai giống chọn lọc nhân tạo, những con nào đẹp với chúng ta thì chúng ta giữ lại..trải qua hàng ngàn năm chúng ta có nhiều giống chó cảnh ngày nay..Giờ tưởng tượng loài người là chó, còn tự nhiên là con người..Như vậy rõ ràng theo thuyết tiến hóa chúng ta "đẹp" ra là chúng ta "tồn tại" tốt hơn..
Chúng ta làm đẹp ntn?Trang điểm và ăn vận để chứng minh mình có bộ gien tốt(da trắng hồng, ngực to, mặt ít mụn.v.v) và chứng minh mình có địa vị XH(thời trang hợp mốt, trang sức, phụ kiện, xe cộ...)..
Túm cái váy lại là đẹp có thể chia làm 2 sau
1, Đẹp tự nhiên
Là loại đẹp thể hiện khả năng sinh tồn tốt..Chúng ta thấy rằng ko ai cho 1 người ốm yếu, gầy gò, bệnh tật là đẹp cả..Xem xét các bộ lạc sẽ thấy rõ là những ng có răng sắc, cơ bắp to, ...blah..blah..đều được coi là đẹp..Tất nhiên điều này khá dễ hiểu vì sao người đẹp được XH ưu tiên, vì họ mang trong mình gien tốt
1 sai lầm là chúng ta đều cho người đẹp thì kém thông minh, đơn giản vì chúng ta GATO..và suy nghĩ đó làm chúng ta nhẹ nhõm..Nhưng thống kê cho thấy đa phần những người thông minh đều tài giỏi..Ở đây chắc chắn có người phản bác là tại sao các nhà bác học đều xấu?!..Nhưng chúng ta quên mất rằng hầu như các danh nhân đều nói rằng họ ko thông minh mà là họ chăm chỉ!!Và họ chăm chỉ đến mức quên làm đẹp!.và đó là nguyên nhân những nhà danh nhân đa số xấu..
2,Đẹp XH
Chúng ta có thể thấy trong XH trung quốc trước đây có tục "bó chân" để đẹp, trong các bộ lạc có tục kéo tai, kéo cổ,..nhật thì thích sumo béo.v..v..Tất nhiên có vẻ lạ nhưng đặt vào XH bây giờ thì 1 anh chàng đi BMW đẹp hơn là đi xe đạp, 1 cô gái ăn mặc đúng mốt đẹp hơn là ăn mặc xấu..XH con người đã tự đặt ra chuẩn mực, chúng ta theo nó để chứng minh địa vị, quyền lực..blah..blah..Tại sao thế? Nếu đẹp tự nhiên để chọn lọc gien tốt, thì đẹp XH là loại bỏ những thành phần nghịch XH(gọi là cái tôi của XH)..Và nét đẹp XH này ko cố định, chúng thay đổi theo thời kì..
Cái đẹp XH này thì được cổ vũ bằng truyền thông..Giả dụ trước đây cứ phì phèo điếu thuốc mới là nam tính, thì giờ đây lại đẹp theo kiểu trắng póc ẻo lả kiểu Kpop...v..v..Tại sao truyền thông lại làm vậy? để kiếm tiền, để làm lợi cho các cửa hàng mĩ phẩm, trang sức..v..v..Có 1 vòng tròn dắt mũi như sau, khi chúng ta còn bé, hoặc dần trưởng thành, truyền thông nhồi sọ về hình mẫu thế nào là đẹp..Sau đó lớn lên hình mẫu này trở thành cái "tôi" của chính chúng ta..Rõ ràng ai cũng nói "tốt gỗ hơn tốt sơn" nhưng éo ai thíc 1 ca sĩ xấu, 1 diễn viên xấu..Tại sao? vì nó đi ngược với cái "tôi" đã được hình thành và nhồi sọ trước đó..Chúng ta là những con cừu công nghiệp..

Rõ ràng đẹp ko xấu và ko ai cấm làm đẹp! Nhưng bất chấp tất cả để làm đẹp thì là sai trái? Bởi vì những hành động thái quá đó ảnh hưởng đến 1 số lợi ích khác.
Con người chạy theo cái đẹp để làm gì?Loại bỏ gien xấu, thỏa mãn cái "tôi", loại bỏ những kẻ chống XH?Không hoàn toàn như vậy..Bởi vì thực sự nếu xét những nét đẹp nghệ thuật thì chúng lại là 1 lĩnh vực khác..thật khó để thống nhất..Tuy nhiên có 1 yếu tố đó là cái đẹp nghệ thuật sẽ tốn nhiều công sức hơn, điều này sẽ giúp ích cho việc thống nhất sau này..

Nếu bạn xấu..đừng tự ti..bởi vì ko phải ngẫu nhiên XH loài người lại tiến hóa có tính "nhân văn"...Khác với các loài khác, loài người vẫn sẵn sàng chấp nhận các cá thể bị "lỗi"..Và thật thú vị có rất nhiều những danh nhân chính là các cá thể bị "lỗi" này..Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta thông minh tận dụng "chúng ta" tốt hơn động vật..và chúng ta thống trị thế giới

?HẠNH PHÚC
Những người hướng ngoại có hạnh phúc hơn những người hướng nội?Vấn đề là ở sự chú ý, Hầu hết chúng ta ưu tiên hướng sự chú ý ra bên ngoài. Khi chúng ta nghĩ về sự chú ý, chúng ta thường nghĩ về việc tập trung vào 1 điều gì đó nằm ở bên ngoài bản thân chúng ta, nhưng thường thì thế giới nội tâm quyết định liệu chúng ta có 1 ngày tốt đẹp hay không, liệu chúng ta hạnh phúc hay không hạnh phúc.Chúng ta thường chỉ chú ý đến cơ thể của chúng ta khi nó rung hồi chuông cảnh báo - đó là khi chúng ta rất đói, khát, kiệt sức hoặc đau đớn. 1 cơn tức giận, 1 cảm giác buồn bã hoặc sự ấm áp của tình yêu ở trong ngực của chúng ta thường xuất hiện 1 cách đột ngột.
"1 nghiên cứu bởi Norman Farb nêu ra 1 quan điểm hoàn toàn mới: có những cách chú ý khác nhau. Trong khi vỏ não trán trước có thể được chuyên môn hoá để chú ý đến thông tin bên ngoài thì những phần não cổ hơn bao gồm thuỳ nhỏ ở não trước và hồi đai có vẻ như được chuyên môn hoá để chú ý "phong cảnh nội tâm" của chúng ta."
"Những tình trạng của tâm trí như lo lắng, trầm cảm và tức giận thường thu hút vỏ não trước trán. "Tôi không thể làm tâm trí mình yên lặng" - 1 câu mà phần lớn chúng ta có thể liên hệ trong những lúc bị stress. Cố gắng yêu cầu bản thân trở nên ít lo lắng hoặc tức giận thường là 1 việc làm vô ích. Tâm trí đơn giản là gặp khó khăn với việc yêu cầu bản thân nó làm việc gì đó"

Suy cho cùng, chúng ta rõ ràng được thôi thúc để tích trữ của cải vật chất, đuổi theo danh vọng và tìm kiếm lạc thú. Làm thế nào mà những thứ này lại có thể làm cho chúng ta không hạnh phúc thay vì hạnh phúc? Có 2 cách giải thích, một theo sinh học và một theo triết học.

Từ góc nhìn của quá trình tiến hoá, việc chúng ta được “lập trình” để theo đuổi danh tiếng, giàu sang và nhiều bạn tình khác nhau. Những thứ đó cho chúng ta lợi thế về mặt sinh học theo nghĩa chúng ta có khả năng truyền lại DNA của mình cao hơn. Nếu tổ tiên thời tiền sử của chúng ta đã không có được những điều kể trên dưới một hình thức nào đó (ví dụ như tổ tiên chúng ta là những người mài đá lẫy lừng, hay có nhiều lớp “da” khác nhau, tức da thú mà tổ tiên chúng ta khoác lên), họ đã không thể tìm thấy đủ bạn tình để có thể sinh sôi nảy nở và tạo nên dòng dõi chúng ta ngày nay.

Nhưng đây chính là điểm mà quá trình tiến hoá đã quá trớn: Chúng ta nghĩ rằng những thứ khiến chúng ta cảm thấy bị thu hút đồng thời cũng sẽ giảm mức độ đau khổ của ta xuống và nâng mức độ hạnh phúc của ta lên. Ví như, não của tôi bảo rằng, “Hãy trở nên nổi tiếng”. Nó cũng bảo tôi rằng, “Bất hạnh rất là tồi tệ và có hại.” Tôi ghép hai điều đó lại và được “Hãy trở nên nổi tiếng và mày sẽ bớt bất hạnh.” (?!)

Và đó chính là trò đùa của Mẹ tạo hoá. Bà không thật sự quan tâm bạn cảm thấy thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh – bà chỉ muốn bạn có thể nối dõi tông đường. Nếu bạn gán một khái niệm hết sức chung nhất như “sự tồn tại” với “hạnh phúc”, đó là vấn đề của bạn, không phải của tạo hoá. Và vấn đề không hề được giải quyết bởi những thằng ngốc nhưng hữu dụng đối với tạo hoá trong xã hội này, những kẻ tuyên truyền một lời khuyên mang tính huỷ hoại cuộc sống khá là nổi tiếng: “Nếu làm một cái gì mà làm cho bạn cảm thấy thoải mái, cứ làm.” Trừ khi chúng ta có cùng mục tiêu tồn tại như các sinh vật đơn bào, không thì điều đó thường là sai bét.

Nếu nhìn dưới góc nhìn triết học hơn, vấn đề nảy sinh từ trạng thái không thoả mãn – tức cảm giác không có cái gì là đủ đầy, và chúng ta không ngừng tiềm kiếm và muốn thứ khác. Chúng ta không thể chỉ rõ chúng ta tìm kiếm thứ gì. Nếu như không cố gắng chiêm nghiệm và rèn luyện tinh thần, chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho vật chất, những thú vui xác thịt và sự tung hô của bạn bè cũng như những người xa lạ.


Chúng ta tìm kiếm những thứ giúp chúng ta lấp đầy khoảng trống bên trong tâm hồn chúng ta. Những thứ đó có thể cho chúng ta sự thoả mãn ngắn ngủi, nhưng nó không bao giờ kéo dài, và không bao giờ là đủ. Và vì vậy chúng ta thèm muốn những thứ khác"
Hạnh phúc không phải là sự tối đa hóa và tích lũy những kinh nghiệm thú vị,bạn không cần phải phấn đấu để được hạnh phúc và sưu tập tất cả những kiểu kinh nghiệm “hạnh phúc” hướng ngoại đó. Thay vào đó, khi bạn dấn thân vào những công việc ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là những việc có lợi cho người khác, thì những cảm xúc tích cực tự nhiên sẽ xuất hiện



 (bản nháp,  đang viết dở, sẽ chỉnh sửa nhiều..cứ bình tĩnh,đừng thấy lan man mà nản, khi nào viết xong, đọc sẽ hiểu tất cả là mảnh ghép của 1 bức tranh lớn, sẽ hiểu vì sao tồn tại, vì sao đau khổ..blah..blah)

Tạm thời hoãn viết, mọi thứ vẫn ở trong đầu, có 2 lý do để tạm hoãn :

1, Đã có gia đình +học đàn violin +lười=> ko có thời gian
2, Bài viết mới chỉ có 1 chiều suy luận chưa có chiều ngược lại => suy nghĩ kỹ hơn
3, Cần thêm sự trải đời để viết tốt hơn nữa

Sorry những bạn nào đang hóng ...hix..cảm ơn nhiều lắm lắm
Bắc thang lên hỏi ông trời!
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

19 comments:

  1. 1 bài viiết rất thú vị. bookmarrk

    ReplyDelete
  2. Thank..Mình sẽ cố hoàn thành sớm và chỉnh lý lại 1 số chỗ..rất mong nhận đc đóng góp

    ReplyDelete
  3. lâu lắm mới lượn lờ đọc blog !! rất thú vị

    ReplyDelete
  4. Em biết nói như thế này là cực kì vô lí bởi vì em không có quyền gì để ép buộc hay bắt ép anh phải viết những lí luận (bài viết) của mình nhanh chóng nhưng vs tư cách là người xin ơn và là fan hâm mộ em mong anh có thể tiếp tục bài viết của mình trong thời gian sớm nhất

    ReplyDelete
  5. Thanks..Mọi người đã ủng hộ..do dạo này mình đang trong thời kì nhảy việc nên chưa có thời gian để hoàn thành đc..Với lại mình cũng muốn chất lượng bài viết đc đảm bảo, nhưng chắc chắn rằng mình sẽ cố gắng hoàn thành bài viết 1 cách sớm nhất..
    Ngoài ra mình cũng ko hi vọng ai hâm mộ mình cả, vì mình hoàn toàn bình thường như chính các bạn thôi..
    Trong thời gian chờ đợi các bạn có thể đọc các bài viết khác trong blog của mình..
    Chân thành cảm ơn!.

    ReplyDelete
  6. viết tiếp đi đồng hương. nhảy việc gì lâu vậy -_-

    ReplyDelete
  7. xin nghỉ việc ở quảng ngãi.. Về hp thì 7 nghiệp, đang xin việc, nhà cách trung tâm 1km mà ko có wifi miễn phí.. Hix.. Online bằng đt cùi thì tâm trạng đâu mà viết tiếp.. Mọi ng thông cảm vậy @@

    ReplyDelete
  8. cảm ơn bác thớt rất nhiều . Đọc khá hệ thống và logic . Cho mình hỏi một chút ở phần đau khổ.Có nhiều người bề ngoài thì đau khổ ghét đau khổ nhưng bên trong thì lại muốn đau khổ, muốn tiếp tục được đau khổ vì khi như thế thì họ giống như là đang được sống và được chú ý trong cái thế giới của họ kiểu như là họ muốn được làm nhân vật phản diện, nhân vật hi sinh hay bất lực trong bộ phim mà họ tự dựng lên. Vậy thì theo bác thớt đây có phải là đau khổ hay không? (cái này mình đã từng có lần trải nghiệm và khi phát hiện ra nó thì lại mình rất khó hiểu có đọc phong phanh bên đạo phật thì nói cái này là hệ quả từ vô minh , đọc sơ sơ bên phân tâm học thì do nhu cầu của vô thức hay gì gì đó nên mong bác thớt phân tích rõ cái vụ này)

    ReplyDelete
  9. @bich phan..Trước hết vô cùng cảm ơn bạn..Mình hiểu câu hỏi của bạn nhưng phần bạn giải thích thì mình chịu..Mình bản chất là ng cũng có những thắc mắc mà éo có ai giải đáp, vì vậy mình tự tìm trên google và viết cái blog này..
    Về vấn đề của bạn mình xin mạn phép đưa ra ý kiến như sau..có 2 loại đau khổ làm người ta thích thú..loại 1 là những ng dùng đau khổ thể xác để tìm kiếm khoái cảm thông qua cơ chế "gây nghiện" như mình đã viết..Còn loại 2 là loại tìm cảm giác đau khổ tinh thần để thỏa mãn cái tôi, vì đau khổ vì cái tôi ko thỏa mãn sẽ lớn hơn cái đau khổ tinh thần kia..Tất nhiên nói sơ qua là vậy, rất dài nếu chi tiết hơn..Hix

    ReplyDelete
  10. thớt rảnh thì đọc sách của Eckhart Tolle. Em đọc rồi mà chưa có ai để đàm đạo cùng

    ReplyDelete
  11. Dạo này làm thêm cắm đầu chưa kể phải đi theo công trình, ko có time để viết..hix..may là nó cũng sắp hết rồi..Thank all!

    ReplyDelete
  12. Đọc cái phần Vô Ngã chả thấy có tí gì liên quan Vô Ngã cả...

    ReplyDelete
  13. @Nguyen Danh : Có mà! Vô Ngã tức là con người ko có cái bản Ngã, cái tôi..Tất cả chỉ là dòng chảy của quan hệ nhân quả, con ng ở trong dòng chảy đó..Hình tượng như thuyền do nước đẩy đi nhưng lại nghĩ rằng tự mình đi đc..

    ReplyDelete
  14. Bạn hiểu sai về cái từ Ngã rùi, ngay cả google trên wiki cũng ghi tương đối rõ nghĩa. Tức là mọi vật vốn không có cái bản chất cố hữu, trường tồn. Mọi thứ không có một giá trị cố hữu bất biến nào cả. Mà tất cả chỉ là những điều kiện trạng thái tạm bợ, biến đổi.

    Bạn nói về di truyền tùm lum thì có liên quan gì đến vô ngã đâu ? Nhân quả cũng k liên quan gì lắm đến vấn đề vô ngã. Cái liên quan nhất tới vô ngã là vô thường.

    Vô thường, Vô Ngã có thể nói là đặc tính, còn nhân quả lại giống như tiến trình hơn. Hai cái không dính dáng gì đến nhau.

    Cho nên mới nói bạn viết k thấy có gì liên quan đến vô ngã cả.

    ReplyDelete
  15. @Nguyen Danh : Theo mình bản thân con người tự cho mình cái bản Ngã là họ cho rằng họ tồi tại 1 cái tôi..Nói về di truyền tức là bản thân con người ko có 1 cái gì là cái tôi của bản thân họ, tất cả những gì về cái tôi của họ chỉ là thừa hưởng của những gien, những sự kiện trước đó..Khi cái tôi ko tồn tại tức là giống như bạn nói : " không có 1 giá trị cố hữu bất biến nào cả"..tất cả chỉ nằm trong 1 mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu của tự nhiên..Ngay cả sự tự ý thức của bản thân ta cũng chỉ là kết quả của các sự kiện trong quá khứ, ko phải do bản thân ta..Chốt lại bằng câu hỏi : "Nếu 2 đứa trẻ có cùng điều kiện cùng trải qua những việc giống nhau thì sẽ có quyết định giống nhau không?" Nếu có thì có nghĩa mỗi đứa trẻ sẽ có bản Ngã riêng của mình còn không thì là ko có bản Ngã..

    ReplyDelete
  16. @ Nguyên Danh : Bạn nên đọc mục CHẤP TRƯỚC?, CÁI TÔI trước khi đọc mục Vô Ngã

    ReplyDelete
  17. Cái bạn đang nói và nghĩ về cái Ngã theo kiểu hiểu theo một cái tôi, cái ta và có vẻ chỉ giới hạn trong con người, và nằm ở phần tâm lý hay nhận thức của con người về bản thân mình.

    Nhưng cái vô ngã nó rộng lớn hơn rất nhiều và không phải chỉ giới hạn ở con người. Nó áp dụng cho vạn sự, vạn vật, vạn đối tượng, gọi chung theo Phật giáo là các Pháp.

    Ở đây nó không nói đến việc người ta có nghĩ mình là "một cái gì" đó hay ko (trong bài bạn thì đó là cái tôi). Vấn đề là thực tế tất cả mọi sự mọi vật đều không phải là "một cái gì" hay là một giá trị, một thực thể, hoặc bất cứ gì cố hữu và cố định cả. Bởi vì vạn sự vạn vật vốn vô thường và biến đổi, nên không có bất cứ gì tồn tại một cái Ngã (hay gọi cho dễ hiểu là một giá trị xác định) nào cả.

    Ví dụ: Mỗi một giây trôi qua, có biết bao nhiêu tế bào chết đi và thay mới. Vậy tế bào mới chắc chắn không phải là tế bào cũ. Vậy nghĩa là mỗi giây trôi qua bản thân một sinh vật đã không còn là sinh vật của vài giây trước.

    Hoặc một cái xe, là do có bánh xe, khung xe, vỏ xe, máy xe, ... hợp lại mà thành, vậy cái xe chỉ là một tập hợp của một mớ thứ khác, chứ nó không phải là một Cái Xe riêng biệt.

    Hoặc hai đứa trẻ kia, không cần biết chúng có quyết định như thế nào, căn bản chúng chỉ là một mớ tập hợp của vô số tế bào mà nên thui. Cho dù chúng có quyết định giống nhau hay khác nhau thì căn bản chúng cũng không phải là "một đứa trẻ". Cái từ "một đứa trẻ" chỉ là do ta đặt ra cho nó thui. Giả sử 50 năm sau cũng cá thể đó thì có gọi là đứa trẻ hay không ?

    Tóm lại, Vô Ngã khác hẳn những gì bạn đang đề cập đến. Nếu bạn vẫn ko hiểu nữa thì tui chịu. Cũng không giải thích gì thêm. Vì có lẽ không đủ duyên :)

    ReplyDelete
  18. @ Nguyên Danh: Cảm ơn phản hồi của bạn..Thứ 1 bản thân bài viết này nó ko phải để giải thích phật Giáo, trong bài có nói rõ rồi, chỉ là nó có sử dụng 1 số khái niệm và 1 phần nhỏ trong đó cho dễ hiểu. Chính xác là mượn 1 số từ ngữ trong đạo Phật..đây bài viết luận về khoa học không phải tôn giáo..
    Thứ 2 nữa là bạn hình như chưa đọc các mục trên..vì mình cũng đã từng viết " tốt xấu là do con người áp đặt nên mà thành không phải tự thân nó tốt hay xấu" cái đó hoàn toàn trùng khớp với ý bạn nói :" Cái từ "một đứa trẻ" chỉ là do ta đặt ra cho nó thui"
    Thực ra mình thấy luận điểm của cậu ko khác mình là bao..Chỉ có điều mình ko đi sâu giải thích Vô Ngã mà đánh sâu vào phần tâm lý học con người..Vì mục đích bài viết là chỉ ra 1 công thức chung cho mọi thứ ko phải là luận giải Đạo Phật! Chúng hoàn toàn khác nhau..

    ReplyDelete

Top