728x90 AdSpace

Latest News

Tuesday 15 May 2012

Tôi đã tập viết nhạc như thế nào!..

"Tận cùng của âm nhạc là tâm hồn đồng điệu"

..."Nếu một ai đó cố giải thích hay đi tìm 1 lời khuyên thì có nghĩa là người đó đi tìm 1 sự đồng cảm..."
Thực ra là sau sự thất bại của dự án makegame @_@=>tôi mới cố tập viết nhạc... Kể ra cuộc đời cũng lạ...CHÂN LÝ là NGHỊCH LÝ mà NGHỊCH LÝ lại là CHÂN LÝ...1 kẻ mù âm nhạc như tui lại đi học đòi tập tành viết nhạc..Cũng phải nói thêm rằng :"...Tôi rất ghét những kẻ nào cho rằng tôi có tài lẻ..Bởi vì nói như vậy có nghĩa là ông trời cho tôi sinh ra đc ưu ái hơn,và phủ nhận mọi sự Lao động của tui!??Đó là 1 sự sỉ nhục, bởi vì tất cả những gì tôi có từ trước đến nay đều phải trả giá cả, tôi ko có gì hơn 1 người bình thường cả "..Cuộc đời đối với tôi chỉ là lựa chọn! Và tất nhiên bất kỳ sự lựa chọn nào đều phải có hi sinh..Và tôi đã chấp nhận hi sinh 1 số thứ để nhận đc 1 số thứ..Đơn giản là vậy thôi!Đáng tiếc là "Cỏ nhà hàng xóm bao giờ cũng xanh hơn cỏ nhà mình";"..xưa nay chỉ thấy người nay cười có ai nghe thấy người xưa khóc đâu.."Chậc ĐỜI MÀ >.
Thôi mở bài hơi dài rồi.. Tôi vốn là 1 đứa trẻ đi học sớm 1 năm, vì vậy mà tui ko đi học mẫu giáo=> đó chính là lý do tôi rất ít thuộc các bài hát trẻ con...Tuổi thơ tui rất ghét âm nhạc, đơn giản vì hồi đấy tôi thích xem phim hoạt hình mà nó cứ chèn chương trình ca nhạc vào (1 tuần đc mỗi 1 ngày chiếu phim hoạt hình +_+')...Mãi đến cuối cấp 2 mới nghe 1 ít bài hát Việt....Sau đó cố nghe nhạc tiếng Anh (đơn giản là thấy người ta bảo là tốt cho việc học English >.<)... 

To Zanarkand -Bản theme của cuộc đời tui ^^ 
Bước ngoặt lớn nhất trong việc nghe nhạc...Đó là những năm lớp 10, lúc đó là bắt đầu biết suy nghĩ....Trong 1 buổi chiều đầy tâm trạng bất chợt nghe đc 1 bản piano, lúc đó là lần đầu tiên hiểu thế nào là thưởng thức âm nhạc...Và cũng từ đó trở đi đâm ra hâm mộ FF và Uematsu..Cũng từ đó bắt đầu để ý đến nhạc ko lời...Nói thật hồi đó nghe thử mấy bản nhạc ko lời đều thấy buồn ngủ và chán ngắt, ko hiểu sao người ta lại bảo đấy là loại nhạc uyên bác, trí tuệ...Ấy nhưng hồi đó lại háo danh nên vẫn cố nghe để lấy cái danh là uyên bác (giờ nghĩ lại thấy ngu ngốc quá ^^)...Và rồi thời gian cứ dần trôi, các bản nhạc Việt trong máy cứ bớt dần thế chỗ nhạc ngoại, nhạc ko lời...Sau hơn 6 năm, nhạc Việt gần như đã chết hẳn còn nhạc ko lời đã tìm đc chỗ đứng vững chắc,nhạc ngoại vẫn giữ nguyên vị thế... 

Tôi đã từ bỏ Nhạc Việt hiện giờ như thế nào ?? 
Hồi trẻ còn ngu ngốc,chưa biết cuộc đời như thế nào,ko biết lắng nghe, ko biết thế nào là đúng là sai=>chính vì vậy mới nghe nhạc Việt...Từ khi nghe nhạc ngoại và dịch lời nó thì mới biết lời Việt dở như thế nào (chưa tính những bài nhạc đạo viết lời so với bài gốc như cứt so với vàng )..Khi biết nghe nhạc ko lời thì mới biết nhạc Việt hòa âm chán như thế nào..Khi biết thưởng thức các tác phẩm văn học và tập làm thơ mới biết bọn nhạc sĩ Việt hiện giờ giả danh nghệ sĩ dễ như thế nào...Nhớ ngày xưa tôi ko để ý nhiều đến lời lẽ lắm, thỉnh thoảng còn tự "trấn an" mình là dẫu sao là âm nhạc vẫn hay..Nhưng khi internet bùng nổ thì mới biết là đa phần nhạc hay là đạo nhạc nước ngoài..Người nghệ sĩ phải là người tìm tòi đào sâu suy nghĩ tìm ra những cái đẹp và chỉ ra chúng, nhưng lời nhạc VN hiện giờ quá trẻ con, khi tôi dịch lời ngoại nhiều lúc cảm thấy SỢ vì có lẽ cả đời tôi cũng thể viết ra những lời vừa có chiều sâu, vừa làm ta phải suy nghĩ..Còn nhạc việt thì ôi thôi nhạt, vô vị thậm chí nếu để tôi viết lời còn tốt hơn.. Người ta giờ chỉ thích những câu chuyện tình tay ba giả dối ngu ngốc, những lời nói hoa mĩ nhưng sáo rỗng..Giờ đây chỉ thấy bọn họ hô hào nào là yêu cuộc sống, nào là cao thượng nhưng lại đéo biết cảm nhận thế nào là sống...Hay kêu gào, hay khóc lóc nhưng lại đếch biết người ta khóc trong lòng như thế nào.v...v.Họ tưởng rằng chỉ việc lôi trăng,sao,gió, mây...vào là đc khoác lên mình cái danh nghệ sĩ...Vậy mà vẫn còn đầy rẫy những kẻ tôn thờ chúng... Âm nhạc phản ánh Xã Hội, 1 XH giả dối, ưa hình thức, ưa sĩ diện....thì cũng cho ra đời các tác phẩm âm nhạc SHIT..Đến lượt mình những người thưởng thức những tác phẩm âm nhạc đó cũng trở lên giả dối,tẻ nhạt,.v.v..Nhưng ai quan tâm cơ chứ,"làm sao đỡ đc những thằng ngu khi mà chúng quá đông và hung hãn"^^...Mặc dù chê nhạc VN nhiều nhưng cũng ko dám nêu ví dụ vì có nhiều bài đc nhiều người yêu thích (trong đó bạn bè mình cũng nhiều, nêu ra sợ làm mất lòng..)Tóm lại may là khôn sớm, ko nghe nhạc Việt hiện nay ko thì hỏng hết cả tâm hồn... Nhưng điều khốn nạn nhất là người ta lại chỉ biết chê trách ca sĩ, nhạc sĩ, ai chả muốn có những tác phẩm để đời nhưng họ cũng cần phải sống.Ko có cầu làm sao có cung, chúng ta dễ dãi với quá nhiều tác phẩm, dễ dãi với chính tâm hồn mình...Hằng ngày tôi đi đg vẫn thấy ng ta bật những tác phẩm SHIT, bạn bè vẫn nghe chúng...Đằng rằng phú quý mới sinh lễ nghĩa, nhưng ko phải vì nghèo mà tâm hồn cũng nghèo theo.. 

Tôi đã tập nghe nhạc ko lời như thế nào ? 
Nói trước đây là 1 cái hố ko đáy! Ban đầu nghe nhạc chỉ mang tính giải trí sau này lại mang tính thưởng thức, từ cảm thấy hay chuyển sang phê dần dần thành nghiện lúc nào ko biết.Ban đầu chỉ nghe những bản nhạc chậm, sau này càng ngày càng tăng tốc độ, như tôi bây giờ thích những bài rock với mức độ dồn dập mà chỉ chạy theo nốt nhạc mà ko kịp nghĩ ngợi gì,nhiều lúc nghe nhạc mà lưng ướt đẫm mồ hôi=>thế mới phê!Trước ko hiểu vì sao người ta nghe nhạc có thể giảm đau, giờ thì hiểu vì sao có những người dám sống chết vì âm nhạc... Sau hơn 6 năm tập nghe và thưởng thức thì NGỘ ra rằng tại sao đó là loại nhạc uyên bác và trí tuệ bởi vì con đường để nghe đc nó chính là 1 sự hoàn thiện bản thân...Tôi mù âm nhạc nên ko dám dạy ai, nhưng vẫn cố đúc kết ra kinh nghiệm chính về nghe nhạc sau để mọi người tham khảo : 

1,Luyện sự tập trung Đó là lý do tại sao các nhạc sĩ thường là Nam đơn giản vì Nam giới có khả năng tập trung cao...Muốn nghe nhạc thì tốt nhất là nên nghe qua H.Phone(tất nhiên là nếu bạn ko có 1 đôi loa xịn) thì mới nghe đc những âm thanh dù là nhỏ nhất, như tiếng búng guitar,vuốt piano hay miết tay vào violin..v..v.Thời gian tốt nhất là tầm mới dậy, và tầm 11h trở đi,khi nghe thì tốt nhất là nhắm mắt và không làm gì cả để tạo đc sự tập trung và nên nghe 1 mình.Đó là những lúc có sự tập trung cao độ, như tôi rất sợ nghe tầm 11h, vì khi vào cầu tôi thường nghe tới gần 2h sáng @_@=>phê nhưng rất mệt. 
2,Học thuộc bản nhạc, sống chậm lại Với vấn đề sống chậm lại thì ko phải giải thích vì đây là vấn đề nhiều sách đã nói..Nếu bạn ko sống chậm đc thì bạn rất khó nghe đc nhạc ko lời,bạn sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ khi nghe chúng.Chúng ta chạy theo cái bóng quá nhanh nên ko thể nhìn đc rõ mọi vật,ko hiểu đc vì sao lại chạy theo cái bóng,tâm hồn đắm chìm theo những cảm xúc chính vì vậy tâm hồn luôn mỏi mệt, khiến chúng ta cảm thấy hụt hẫng và luôn bị thôi thúc tìm nguồn vui mới.Chỉ có niềm vui tĩnh lặng mới vĩnh cửu (sống chậm ko có nghĩa là ì ạch đâu, muốn biết thêm thì về đọc sách)...Dù đã nghe nhạc hơn 6 năm, nhưng hiện tượng ban đầu khi mới nghe 1 bản nhạc thấy chán =>xóa đi..sau này nghe nhiều thuộc lòng nó lại thấy hay là chuyện xảy ra như cơm bữa..Vì vậy để đánh giá chính xác 1 bản nhạc thì phải học thuộc nó bằng cách nghe thật nhiều, tiếc là nó ko đơn giản(có những bài tôi nghe hơn 6 năm rồi mà vẫn chưa thuộc hẳn...)Khi bạn thuộc thì giống như 1 nhạc trưởng bạn phải nhớ âm thanh của từng nhạc cụ, phải nhớ lúc nào nó chơi và kết hợp với các nhạc cụ khác như thế nào..Ví dụ tôi đã từng nghe 1 bản giao hưởng và nhận ra 2 piano chơi nhạc khác hẳn nhau và chơi lệch nhau nửa nhịp =>nhưng nghe vẫn rất hợp nhau và tôi cảm thấy kinh sợ ng viết ra nó.Đó vì sao ng ta gọi loại nhạc này là Concert (hòa tấu).Ban đầu tôi cũng vậy vì cố nghe nên thành ra nghe nhiều rồi thành thuộc, khi thuộc rồi thì thấy nó hay.Vì vậy bạn chỉ có thể cảm thấy hay thực sự khi đã thuộc bản nhạc. 
3, Cái tôi và cái ta Khi nghe nhạc ko lời bạn phải cố hiểu nó,chứ ko phải tìm bài nào phù hợp với bạn, vì vậy cần phải biết gạt bỏ cái TÔI...Nhưng bạn lại cần cái TA rất nhiều để nghe nhạc ko lời..Tại sao? bởi vì nhạc ko lời đơn giản chỉ là cảm xúc..Khi bạn nghe nhạc có lời thì bạn thường bị lệ thuộc vào câu chuyện trong bài hát,cảm xúc thường là của người nhạc sĩ ko phải là của bạn.Ai cũng trở thành nghệ sĩ đc vì ai cũng có cảm xúc.Đó là lý do vì sao khi nghe nhạc ko lời mỗi người đều có 1 cảm nhận khác nhau,và càng nghe nhiều càng thấy hay cũng như càng sống càng thấm thía..Để ví dụ hãy lấy nhạc Trịnh cho dễ hiểu.Ngài Trịnh xứng đáng đc đưa vào sách văn học về cách dùng từ có 1 ko 2 vừa tượng hình vừa gợi tình...chính ông đã tạo ra hẳn 1 trường phái ngôn ngữ riêng.Nhạc Trịnh thường ko có cốt chuyện, nó chỉ gợi cảm xúc, chính vì vậy mỗi người đều cảm nhận đây là câu chuyện của mình..Nếu đã là con người thì Tình Yêu,Đau Đớn của ai mà chả giống nhau,nhưng chả có cuộc sống nào giống nhau cả!Đó chính là cái TA.Chính vì vậy khi nghe nhạc loại này phải nghĩ về cuộc đời mình mới thấy hết đc cái giá trị của nó, vì thế nghe nhạc này nhiều sẽ đâm ra triết lý. 1 điều nữa mà tôi rất thích ở nhạc ko lời đó sự đầy đủ về mặt cảm xúc, đôi khi nghe 1 đoạn nhạc cùng 1 lúc vừa cảm thấy đau đớn(tất nhiên là trong lòng ^^), tức giận, sự hứng khởi, ngột thở, hạnh phúc .v.v.. 
4, Quan trọng là cách thức nhìn nhận ?(cái này là phần phụ thêm) Có lần, 1 người bạn thấy tôi hâm mộ Uematsu mới hỏi tôi rằng tại sao ko nghe nhạc của Mozart, của Beethoven,Rossini...cho nó uyên bác,trí thức..Lúc đấy tôi đã phì cười trong lòng, thật giống tôi ngày mới đầu...1 Đứa trẻ thì luôn cố tỏ ra là người lớn.Trước còn sợ ng ta kêu mình trẻ con, giờ thì ngược lại.Nói thật trong cuộc sống tôi đã gặp nhiều trường hợp này,và mỗi lần như vậy lại thấy họ trẻ con...Vì vậy nghe nhạc gì ko quan trọng cái chính là sự tiến hóa về tâm hồn... 

Vậy tôi đã tập viết nhạc như thế nào??... 

Tôi nhớ có 1 lần, khi 1 ng bạn biết tôi có khả năng viết thơ hay vẽ tranh, đã hỏi tại sao không gửi thơ đến các báo hay vẽ các tranh biếm họa để lấy tiền nhuận bút?Lại có lần, 1 người bạn # nói rằng cậu ấy ước gì có đc tài lẻ như tôi để mà đi cưa gái !!Uh!Đúng là đối với tôi việc đó không khó nhưng tại sao tôi chưa bao giờ nghĩ đến nó...nhưng cũng từ đó tôi đã nhận ra 1 điều mà bấy lâu tôi ko nhận ra, đó là khi tôi sáng tạo tôi chỉ tập trung làm việc chứ chưa bao giờ nghĩ đến là sẽ nhận đc gì,"..người bắn tên chỉ nghĩ đến việc bắn tên ko dc nghĩ đến việc liệu mũi tên có trúng đích hay ko, nếu ko anh ta sẽ bắn trượt.." 

" Why do you build,knowing destruction is inevitable ?
Why do you yearn live knowing all things must die ?
 (from FF6)" 


Bạn sống để làm gì? Nực cười! 1 sinh vật luôn tự cho mình cao cấp vậy mà cũng không hiểu mình sống để làm gì?Từ lâu tôi luôn tìm câu trả lời. Nhưng ko hiểu sao rất nhiều người vẫn cười nhạo suy nghĩ đó, bởi vì 1 cỗ máy chỉ biết chạy và sẽ ko bao giờ hiểu đc rằng tại sao mình lại chạy...Rốt cuộc tôi chỉ là 1 kẻ rỗi hơi...Nhưng tôi tin rằng "người cười cuối cùng mới là người thắng lợi"..Mục đích sống của tôi không phải là gái gú, tiền bạc hay địa vị.v.v.. mà là sự tiến hóa của bản thân. Bạn không thể biết được hạnh phúc thật sự nếu như bạn chưa bao giờ hiểu được nỗi buồn, ko bao giờ lên dốc mà ko phải xuống dốc..tôi luôn cố gắng hiểu đc càng nhiều càng tốt...Tôi cảm thấy may mắn làm sao bởi vì những thứ mà tôi chưa hiểu chỉ là vì tôi còn trẻ, còn những thứ tôi hiểu có lẽ rằng có nhiều người đến hết cuộc đời cũng chưa chắc đã hiểu.. Tôi ko thông minh,nhưng tôi muốn sáng tạo, tôi ko muốn sống theo bản năng sinh vật, và cũng ko muốn sống theo bản năng XH(tức là chạy theo số đông, bầy đàn.v..v.) Tôi là thằng mù nghệ thuật nhưng ko muốn tâm hồn kém phát triển, tôi muốn hiểu những gì mà người khác hiểu....Chính vì vậy dù ko đc học hành và ko có ý định hướng nghề nghiệp nhưng vẫn tập tành viết nhạc...Còn viết như thế nào? Có gì đâu..xin trích dẫn :
"Người nghệ sĩ chân chính chỉ biết sáng tạo, chúng ta chỉ biết thưởng thức..chúng ta đọc sách, nghe nhạc, ngắm các tác phẩm nghệ thuật nhưng chúng ta không hề có cái rung động sâu xa của người sáng tạo.Muốn ca hát ta cần có 1 bản nhạc, chúng ta đâm ra theo đuổi ca sĩ. Thiếu trung gian này, ta thấy mất mát. Trước 1 vẻ đẹp, ta lại có ý so sánh nó với 1 bức tranh: trước 1 âm thanh thiên nhiên ta lại chỉ tưởng tượng đến 1 bản nhạc nào đó. Ta chỉ còn biết rung động qua sự rung động của kẻ khác. Đó ko phải là sáng tạo.
- Muốn sáng tạo, ta cần 1 tài năng, thiên tư chứ đâu phải ai cũng có thể sáng tạo, đâu phải ai cũng có tài...?
- Không phải thế, ai cũng có thể sáng tạo mà không cần tài năng đặc biệt, vì sự sáng tạo là trạng thái tuyệt vời của nghệ thuật. Không bị ảnh hưởng bởi bản ngã. Sáng tạo ko có nghĩa chỉ là soạn nhạc, làm thơ, vẽ tranh, nhưng là 1 trạng thái mà trong đó Sự Thật có thể biểu hiện. Sự Thật chỉ có thể biểu hiện khi tư tưởng ngưng đọng lại. Và tư tưởng chỉ ngưng đọng lại khi bản ngã vắng mặt. Khi tâm hồn hoàn toàn tĩnh lặng, ko bị thôi thúc bởi dục vọng, khả năng sáng tạo sẽ tự biểu lộ. Khi "cái tôi" ko còn nữa, thì tất cả là 1 sự hợp nhất thiêng liêng. Cái đẹp có thể được diến tả trong 1 bài thơ, 1 bản nhạc, nụ cười hay trong sự im lặng. Phần lớn con người ko có khuynh hướng im lặng. Chúng ta không có thời giờ quan sát đám mây trời, buổi hoàng hôn, 1 ngọn núi hùng vĩ, 1 bông hoa hé nở, vì đầu óc chúng ta quá bận rộn, quay cuồng. Mắt ta nhìn cảnh nhưng lòng ta ko rung động chút nào, vì còn mải mê theo đuổi những ảo ảnh...Người nghệ sĩ chân chính là người mở rộng tấm lòng để cảm hứng đến 1 cách tự nhiên, là người thấy Chân, Thiện, Mỹ khắp tất cả mọi nơi, chứ ko phải qua khả năng hồi tưởng hay qua 1 chất kích thích. Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo vì lòng yêu cái đẹp, chứ ko phải vì tác phẩm sẽ đem lại cho y tên tuổi, địa vị, tiền bạc... Bất cứ ai biết rung động trước cái đẹp đều là nghệ sĩ, đều là người sáng tạo vì cái cảm giác chân thật, tuyệt vời; đó chính là sự "giác ngộ", 1 sự hợp nhất. Cái cảm giác đó ko thể tự tạo hay tìm được, mà nó đến và đi 1 cách tự nhiên ..."

no image
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Post a Comment

Top